Học sinh trải nghiệm làm giáo viên
Lượt xem:
GD&TĐ – Học sinh giảng bài, giáo viên ngồi dưới lớp lắng nghe là hoạt động trải nghiệm được Trường THCS và THPT Liên Việt Kon Tum tổ chức.
“Cô giáo” Phạm Hà Anh tự tin với tiết dạy môn Ngữ văn
Việc này giúp học trò thấu hiểu vất vả của thầy, cô và sớm định hướng nghề nghiệp.
Vào vai giáo viên Ngữ văn, Phạm Hà Anh lớp 8C1, Trường THCS và THPT Liên Việt Kon Tum (Kon Tum) đến lớp với áo dài trắng thay cho bộ đồng phục học sinh. Để “tròn vai” cô giáo 45 phút, Hà Anh phải mất mấy buổi soạn giáo án.
Với phong thái tự tin, Hà Anh chào cả lớp và bắt đầu bài giảng với nội dung “Lựa chọn trật tự từ trong câu”. Mở đầu tiết dạy bằng 1 bài hát có giai điệu du dương, nhẹ nhàng, “cô giáo” nhí đã linh hoạt sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để học sinh nắm được nội dung bài học. Hà Anh đưa ra nhiều ví dụ liên quan đến những tác phẩm văn học, các nội dung gần gũi cuộc sống hàng ngày.
“Trước kia, với tiết học 45 phút em nghĩ thầy, cô chuẩn bị nội dung nhanh và dễ dàng. Thế nhưng khi trải nghiệm làm giáo viên, dù chỉ chuẩn bị một tiết dạy mà em đã phải thức khuya, dậy sớm mấy ngày mới tìm được tư liệu, làm slide, soạn câu hỏi…”, Hà Anh bày tỏ.
Với ước mơ trở thành một giáo viên, sau tiết dạy Hà Anh càng quyết tâm học tốt để tương lai có thể đứng trên bục giảng, truyền tải kiến thức đến học sinh một cách sinh động, lôi cuốn. “Qua trải nghiệm, em thấy thương các thầy, cô giáo rất nhiều. Dù vất vả nhưng em muốn trở thành giáo viên. Em mong nhà trường sẽ tổ chức nhiều hoạt động hơn nữa để học sinh có cơ hội trải nghiệm, thể hiện năng khiếu bản thân”, Hà Anh tâm sự.
“Dù tiết dạy đầu tiên Hà Anh có phần hồi hộp nhưng em thấy bạn có tố chất làm giáo viên. Nội dung bài dạy khá cuốn hút, cô đọng. Em hy vọng, có nhiều tiết học sinh động, truyền tải kiến thức thông qua đóng tiểu phẩm, xử lý tình huống…”, Trần Quỳnh Phương (lớp 8C1) bộc bạch.
Thầy Phạm Đức Phước, Phó Hiệu trưởng, bất ngờ trước sự tự tin, chững chạc của học sinh khi trải nghiệm làm giáo viên. Qua tiết dạy, thầy nhận thấy ở học sinh sự chủ động, linh hoạt, làm chủ kiến thức. “Nhà trường dự kiến tổ chức thí điểm “Học sinh làm giáo viên” 4 tiết Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ và Sinh học. Nếu hoạt động mang lại kết quả tốt, thu hút học sinh, nhà trường sẽ lên kế hoạch triển khai thường xuyên”, thầy Phước cho biết.
“Từ Hoạt động trải nghiệm, nhà trường mong muốn học sinh thấu hiểu khó khăn, vất vả của thầy cô. Cùng đó, nâng cao sự tự tin, đam mê và đặc biệt định hướng, chọn ngành nghề phù hợp từ sớm cho học sinh. Hoạt động là cơ hội để giáo viên xem xét, điều chỉnh phương pháp dạy học phù hợp để thu hút học trò…”, thầy Phước chia sẻ.
Vào vai giáo viên Ngữ văn, Phạm Hà Anh lớp 8C1, Trường THCS và THPT Liên Việt Kon Tum (Kon Tum) đến lớp với áo dài trắng thay cho bộ đồng phục học sinh. Để “tròn vai” cô giáo 45 phút, Hà Anh phải mất mấy buổi soạn giáo án.
Với phong thái tự tin, Hà Anh chào cả lớp và bắt đầu bài giảng với nội dung “Lựa chọn trật tự từ trong câu”. Mở đầu tiết dạy bằng 1 bài hát có giai điệu du dương, nhẹ nhàng, “cô giáo” nhí đã linh hoạt sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để học sinh nắm được nội dung bài học. Hà Anh đưa ra nhiều ví dụ liên quan đến những tác phẩm văn học, các nội dung gần gũi cuộc sống hàng ngày.
“Trước kia, với tiết học 45 phút em nghĩ thầy, cô chuẩn bị nội dung nhanh và dễ dàng. Thế nhưng khi trải nghiệm làm giáo viên, dù chỉ chuẩn bị một tiết dạy mà em đã phải thức khuya, dậy sớm mấy ngày mới tìm được tư liệu, làm slide, soạn câu hỏi…”, Hà Anh bày tỏ.
Với ước mơ trở thành một giáo viên, sau tiết dạy Hà Anh càng quyết tâm học tốt để tương lai có thể đứng trên bục giảng, truyền tải kiến thức đến học sinh một cách sinh động, lôi cuốn. “Qua trải nghiệm, em thấy thương các thầy, cô giáo rất nhiều. Dù vất vả nhưng em muốn trở thành giáo viên. Em mong nhà trường sẽ tổ chức nhiều hoạt động hơn nữa để học sinh có cơ hội trải nghiệm, thể hiện năng khiếu bản thân”, Hà Anh tâm sự.
“Dù tiết dạy đầu tiên Hà Anh có phần hồi hộp nhưng em thấy bạn có tố chất làm giáo viên. Nội dung bài dạy khá cuốn hút, cô đọng. Em hy vọng, có nhiều tiết học sinh động, truyền tải kiến thức thông qua đóng tiểu phẩm, xử lý tình huống…”, Trần Quỳnh Phương (lớp 8C1) bộc bạch.
Thầy Phạm Đức Phước, Phó Hiệu trưởng, bất ngờ trước sự tự tin, chững chạc của học sinh khi trải nghiệm làm giáo viên. Qua tiết dạy, thầy nhận thấy ở học sinh sự chủ động, linh hoạt, làm chủ kiến thức. “Nhà trường dự kiến tổ chức thí điểm “Học sinh làm giáo viên” 4 tiết Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ và Sinh học. Nếu hoạt động mang lại kết quả tốt, thu hút học sinh, nhà trường sẽ lên kế hoạch triển khai thường xuyên”, thầy Phước cho biết.
“Từ Hoạt động trải nghiệm, nhà trường mong muốn học sinh thấu hiểu khó khăn, vất vả của thầy cô. Cùng đó, nâng cao sự tự tin, đam mê và đặc biệt định hướng, chọn ngành nghề phù hợp từ sớm cho học sinh. Hoạt động là cơ hội để giáo viên xem xét, điều chỉnh phương pháp dạy học phù hợp để thu hút học trò…”, thầy Phước chia sẻ.
Dũng Nguyễn – Giáo dục và Thời Đại