Kế hoạch thực hiện tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Lượt xem:

Đọc bài viết

Tiếp tục tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của nữ nhà giáo, người lao động, học sinh, sinh viên về phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang, phù hợp với giai đoạn đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI; tiến tới chuyển đổi hành vi trong rèn luyện, phấn đấu theo 4 phẩm chất đạo đức một cách tự nguyện, nghiêm túc, trở thành việc làm thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và đổi mới giáo dục hiện nay.

  1.        1. Mục tiêu

– Phấn đấu có 80% trở lên số nữ học sinh, sinh viên trong trường học được tuyên truyền, giáo dục về các phẩm chất đạo đức PNVN trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước phù hợp với lứa tuổi, cấp học, trình độ đào tạo, vùng miền và điều kiện kinh tế xã hội của địa phương;

– 85% cán bộ cán bộ cấp ủy, công đoàn, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục, cán bộ làm công tác vì sự tiến bộ phụ nữ, giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp, công tác Đoàn Đội trong trường học, nữ giáo viên, giảng viên được tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng về công tác tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước nói chung và trong trường học phù hợp với cấp học, trình độ đào tạo, khu vực và điều kiện kinh tế xã hội của địa phương.

  1. Nhiệm vụ và giải pháp

2.1. Tiếp tục kiện toàn, nâng cao năng lực Ban chỉ đạo triển khai thực hiện Tiểu Đề án 2 của các cơ quan, đơn vị, trường học từ cấp Bộ đến cơ sở

– Tham mưu, đề xuất, phối hợp xây dựng kế hoạch thực hiện Tiểu Đề án 2; xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp và lộ trình thực hiện; đề xuất việc bố trí kinh phí để thực hiện các nội dung đảm bảo thiết thực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đề ra.

– Tổ chức họp định kỳ Ban chỉ đạo nhằm rà soát, đánh giá tiến độ các hoạt động triển khai Tiểu Đề án 2, đồng thời giải quyết các vấn đề phát sinh khi có yêu cầu.

– Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, ngành thành viên, nhất là Hội Liên hiệp Phụ nữ – cơ quan thường trực của Đề án 343 tại địa phương.

– Chỉ đạo tích cực việc triển khai Tiểu Đề án 2 trong hệ thống các cơ sở giáo dục, đào tạo; ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức các hoạt động tới cơ sở một cách chi tiết, cụ thể, phù hợp.

2.2. Tích cực chỉ đạo vừa kết hợp triển khai toàn diện, đồng bộ ở tất cả các đơn vị, vừa nhân rộng mô hình điểm

– Có kế hoạch triển khai ở tất cả các cơ quan, đơn vị trường học đảm bảo đồng bộ, có chiều sâu, cả về số lượng và chất lượng; đối với đơn vị chỉ đạo điểm phải cụ thể hóa từng nội dung sao cho phù hợp đối tượng và điều kiện của đơn vị; xây dựng tài liệu tuyên truyền trên cơ sở nguồn tài liệu chung của ngành Giáo dục đã phát hành.

– Tổ chức sơ kết, đánh giá rút kinh nghiệm từ các đơn vị được chọn chỉ đạo điểm để nhân rộng trong toàn ngành. Giới thiệu những cá nhân, tập thể, đơn vị tiêu biểu, những đơn vị có cách làm sáng tạo để các đơn vị khác tham khảo, học tập.

2.3. Tăng cường triển khai Tiểu Đề án 2 đối với các trường đại học, cao đẳng không trực thuộc Bộ GD&ĐT 

– Các trường đại học, cao đẳng không trực thuộc Bộ GD&ĐT chủ động, tích cực xây dựng tài liệu tuyên truyền trên cơ sở tài liệu nguồn của ngành Giáo dục đảm bảo kịp thời, phù hợp với giai đoạn nước rút. Tham mưu, đề xuất với cấp có thẩm quyền trong việc xác định mục tiêu, chỉ tiêu, bố trí kinh phí và giải pháp tổ chức thực hiện Tiểu Đề án 2 đảm bảo thiết thực, đúng tiến độ và hiệu quả.

– Tổ chức tập huấn, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, tuyên truyền viên nòng cốt ở các trường đại học, cao đẳng không trực thuộc Bộ GD&ĐT. Bộ GD&ĐT hỗ trợ tài liệu tuyên truyền và  báo cáo viên; đồng thời có văn bản hướng dẫn và phối hợp kiểm traviệc triển khai Tiểu Đề án 2 tại đơn vị.

2.4. Đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền phong phú, hiệu quả, phù hợp đối tượng

– Đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú trên nhiều kênh thông tin, phối hợp với cơ quan Báo, Đài trung ương và địa phương, các trang thông tin điện tử, trang web…; chú trọng các mô hình truyền thông thay đổi hành vi; xây dựng các sản phẩm truyền thông đặc thù cho các nhóm đối tượng để nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền; tiếp thu các sản phẩm truyền thông của Trung ương (truyền hình, báo, tạp chí, sách, các ấn phẩm quảng cáo, phim, video, VCD, sự kiện, hội nghị, hội thảo,…) để vận dụng tuyên truyền tại địa phương, đơn vị.

– Lồng ghép nội dung tuyên truyền, giáo dục 4 phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang với việc nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực nhà giáo, học sinh, sinh viên đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, với việc thực hiện Kế hoạch Bình đẳng giới ngành Giáo dục giai đoạn 2012 – 2015, trọng tâm vào thời điểm kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3, ngày gia đình Việt Nam 28/6, ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11,… Tổ chức các hoạt động nhằm tôn vinh, khen thưởng tấm gương nữ cán bộ, nhà giáo, nữ học sinh, sinh viên tiêu biểu xuất sắc trong rèn luyện 4 phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam, có nhiều thành tích trong học tập, lao động, sáng tạo, nghiên cứu khoa học.

– Tuyên truyền, giới thiệu, vận động học sinh, sinh viên hưởng ứng chuyên mục “Nữ sinh Việt Nam với Tự tin – Tự trọng – Trung hậu -Đảm đang” trên báo Giáo dục và Thời đại.

– Tuyên truyền, vận động và tổ chức cho nữ cán bộ, nhà giáo, người lao động tham gia Hội thi “Nữ giáo viên sáng tạo ngành Giáo dục” do Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ ngành tổ chức vào tháng 10 năm 2014.

        2.5. Kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Tiểu Đề án 2

– Xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra việc triển khai thực hiện Tiểu Đề án 2 trong các cơ quan, đơn vị, trường học; đồng thời khảo sát đánh giá mức độ chuyển biến nhận thức và quá trình phấn đấu rèn luyện của nữ cán bộ, nhà giáo, người lao động, học sinh sinh viên về 4 phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam. Lồng ghép nội dung kiểm tra Tiểu Đề án 2 với kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch Bình đẳng giới và công tác Vì sự tiến bộ phụ nữ ngành Giáo dục.

   – Triển khai thực hiện bộ tiêu chí giám sát thực hiện Tiểu Đề án 2 trong toàn ngành; chuẩn bị các điều kiện để xúc tiến các hoạt động đánh giá cuối kỳ và tổng kết Tiểu Đề án 2 giai đoạn 2010- 2015.

  1.        3. Tổ chức thực hiện

3.1. Bộ Giáo dục và Đào tạo:

– Chủ trì, phối hợp với TW Hội LHPN Việt Nam, TW Đoàn TNCS HCM, Công đoàn Giáo dục Việt Nam và các Bộ, ngành liên quan trong việc triển khai thực hiện Tiểu Đề án 2.

– Đưa nội dung “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện  đại  hoá đất nước trong trường học” vào hướng dẫn nhiệm vụ năm học.

– Phối hợp với Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ tổ chức 4 đoàn kiểm tra tại một số Sở GD&ĐT và các trường đại học, cao đẳng (có kế hoạch riêng).

– Tổ chức “Ngày Hội sáng tạo phụ nữ ngành Giáo dục” nhân dịp 20/10/2014.

– Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện về Ban Điều hành Đề án TW để tổng hợp, báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ.

3.2. Sở Giáo dục các tỉnh, thành phố

            – Xây dựng kế hoạch chỉ đạo, triển khai thực hiện Tiểu Đề án 2 năm 2014, bám sát mục tiêu của ngành, địa phương; phối hợp với Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ ngành Giáo dục, Công đoàn Giáo dục, Hội LHPN, Đoàn TNCS HCM của tỉnh, thành phố và các ngành liên quan để thực hiện hiệu quả Tiểu Đề án 2 trên địa bàn.

– Đưa nội dung tuyên truyền Tiểu Đề án 2 vào hướng dẫn nhiệm vụ năm học và tổ chức hoạt động ngoại khóa của các cấp học.

– Phối hợp chỉ đạo và tổ chức kiểm tra việc thực hiện Tiểu Đề án 2 ở các đơn vị trường học tại địa phương.

– Báo cáo kết quả thực hiện Tiểu Đề án 2 của tỉnh, thành phố về Ban chỉ đạo Tiểu Đề án 2 của Bộ GD&ĐT (trước ngày 30/11/2014).

Bộ GD&ĐT