Bộ GD&ĐT ban hành Thể lệ cuộc thi quốc gia thiết kế bài giảng e-Learning

Lượt xem:

Đọc bài viết

Nhằm đẩy mạnh phong trào ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong đổi mới phương pháp dạy học một cách sáng tạo, hiện đại, tăng cường tính tích cực và tự học, và xây dựng bộ Dư địa chí Vỉệt Nam trên cơ sở ứng dụng bài giảng điện tử e-Leaming, Bộ GD&ĐT tổ chức Cuộc thi quốc gia thiết kế bài giảng e-Learning.

 Điều 1. Muc đích

a)   Đẩy mạnh phong trào ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong đổi mới phương pháp dạy học một cách sáng tạo, hiện đại, tăng cường tính tích cực và tự học.

b)   Bước đầu xây dựng bộ Dư địa chí Vỉệt Nam trên cơ sở ứng dụng bài giảng điện tử e-Leaming.

Xây dựng nguồn tư liệu về đất nước, con người Việt Nam trên 63 tỉnh, thành phố để tạo ra nguồn tư liệu ban đầu cho đề án xây dựng một bộ Dư địa chí Việt Nam trong tưcmg lai. Qua đó bô sung tư liệu cho các môn học Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí. Đông thời cũng tạo điêu kiện giới thiệu về đặc tính tiềm năng kinh tế, văn hóa, xã hội của từng địa phương.

Điều 2. Phạm vi, nội dung và đối tượng dự thi

1.   Cuộc thi được tổ chức trên phạm vi cả nước.

2.   Nội dung:

Nội dung chính liên quan đến văn hóa và lịch sử địa phương, danh nhân văn hoá và lịch sử, quá trình hình thành, điều kiện địa lý, thổ nhưỡng, con người, vùng đất, nếp sống, phong tục, tập quán, lễ nghi, tôn giáo, những chuyển động và biến đôi vê tự nhiên, vê con người, vê đời sông vãn hóa, xã hội của địa phương trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Đông thời nói lên những cảm nhận về nét đẹp, những huyền thoại, những mẩu chuyện về tình yêu, vùng đất, con người nơi quê nhà.

3.   Đối tượng dự thi:

a)   Đối tượng dự thi: là các cá nhân hoặc nhóm giáo viên (sau đây gọi chung ỉả nhóm) dạy tại các trường phổ thông, trung tâm GDTX; giảng viên các trường đại học, cao đẳng.

b)   Mỗi cá nhân có thể tham gia tối đa 3 tác phẩm.

c)   Mỗi tập thể có thể tham gia tối đa 5 tác phẩm.

Các tập thể, cá nhân tham dự cuộc thi trên nguyên tắc tự nguyện và tự giác chấp hành thể lệ cuộc thi.

Điều 3. Ban chỉ đạo, Ban tổ chức, Hội đồng giám khảo, Tổ thư kí

1.  Ban chỉ đạo cuộc thi gồm:

a)  Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT).

b)  Lãnh đạo Cục Công nghệ thông tin, Bộ GDĐT.

c)  Lãnh đạo Quỹ Hỗ trợ cộng đồng Lawrence S.Ting.

2.  Ban tổ chức cuộc thi gồm các thành viên của: Cục Công nghệ thông tin Quỹ Hỗ trợ Cộng đồng Lawrence S.Ting, các Vụ, Cục thuộc Bọ GDĐT, Sơ GDĐT, Trường đại học, cao đẳng, các đon vị tài trợ khác cho cuọc thỉ.

3.  Tổ thư kí chịu trách nhiệm tổng hợp hồ sơ dự thi, công tác văn thư, tuyên truyền, phổ bién rộng rãi Thể lệ cuộc thi.

4.  Hội đồng giám khảo chịu trách nhiệm về công tác chấm thi.

5.  Địa chỉ liên hệ (Ban tổ chức):

a)     Cục Công nghệ thông tin, Bộ GDĐT

Số 18 ngõ 30 Tạ Quang Bửu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: (84-4) 38 69 57 12

cuccntt@moet.edu.vn

b)     Quỹ Hỗ trợ Cộng đồng Lawrence S.Ting

Lầu 4, Tòa nhà Cresent Plaza, 105 Tôn Dật Tiên,

Phường Tân Phú, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điều 4. Thông tin và Liên lạc

Công tác thông tin và liên lạc của cuộc thi được thực hiện chủ yếu qua trang tin điện tử (website) và hộp thư điện tử (e-mail) như sau:

a)  Mọi thông tin của cuộc thi được công bố công khai trên website của cuộc thi: http://thi-baigiang.moet.gov.vn.

b)  E-mail của Ban tổ chức cuộc thi thi-baỉgiang@moet.edu.vn.

c)  Địa chỉ tải tài liệu, phần mềm tham khảo: http://edu.net.vn/media, mục e- Leaming.

Điều 5. Yêu cầu và định hướng đối vói sản phẩm dự thi

1.  Yêu cầu chung

a)  Tất cả các thông tin gắn kèm trong sản phẩm dự thi đều phải rõ nguồn gốc và cung cấp các thông tin về nguồn gốc của tư liệu tham khảo.

b)  Ngôn ngữ chính được sử dụng là tiếng Việt, khuyến khích có phiên bản tiếng Anh đi kem.

2. Yêu cầu đối với sản phẩm

Sản phẩm dự thi là các bài giảng e-Leaming được tạo ra từ các công cụ tạo bài giảng được Ban tô chức thâm định, đánh giá, lên danh sách giới thiệu sử dụng. Cụ thể danh mục phần mềm ưu tiên sử dụng là phần mềm Adobe Presenter, Articulate Presenter, Adobe Captivate và Lecture Maker.

a) Bài dự thi cần tương thích và có thể tải vào hệ thống quản lí nội dung bài giảng (LCMS) do Ban tổ chức quyết định sử đụng như hệ thống Adobe Connect, Teaching Mate…

b)Tư liệu được sưu tầm từ địa phương: Bên cạnh việc dùng một phần các tư liệu đã có, Ban tổ chức khuyến khích giáo viên tự tạo video, tự ghi hình các cảnh quan thiên nhiên, phố cổ được phát hiện, những sản phẩm địa phương có giá trị sử dụng (dược thảo, công năng, cách chế biến…); Điệu hát, điệu múa dân gian mới phát hiện… tác giả tự chụp, ghi hình các ảnh tư liệu nếu có điều kiện (ảnh di tích, ảnh nhân vật lịch sử, ảnh thiết bị, sản phẩm, qui trình sản xuất gia công chế biến…); tự vẽ hình đồ hoạ (graphic); để mô tả rõ ràng, sống động hơn. Ví dụ các đề tài như:

–     Đường Trường Sơn (mô tả cảnh quang dọc tuyến đường, cuộc sống người dân tộc đọc tuyển, đặc sản; dấu tích huyền thoại đường Trường Sơn trong chiến tranh chống Mỹ…

–     Lịch sử các đình, đền, chùa, …(lịch sử hình thành, tiểu sử nhân vật, tổ chức lễ hội, …).

–     Cây thuốc vùng núi Tây Nguyên (các loài thảo dược trên Tây Nguyên được người dân phát hiện và sử dụng để trị các loại bệnh tật. Công năng, cách chế biến, bảo quản, sử dụng.

–     Con cá ba sa (sinh thái, qui trình nuôi và chế biến, các món ăn, sản phẩm được chế biến từ cá ba sa…).

–     Sự tích về một dòng sông; một dãy núi; lịch sử tên gọi của một vùng miền (nội dung chứa đựng lịch sử, sự kiện, về con ngưởi nơi ấy…).

c) Cần có ghi âm lời giới thiệu của tác giả và xuất hiện hình hoặc video tác giả khi cần thiết.

d)Sử dụng các công cụ quay phim để minh họa hình ảnh nếu cần.

đ) Sản phẩm nộp dự thi yêu cầu tối thiểu các nội dung sau:

–     Tệp nguồn bài giảng.

–     Bài giảng sau khi đã được xuất bản, đóng gói theo định dạng: pdf, html.

–      Thư mục chứa toàn bộ tư liệu (gồm hình ảnh, âm thanh, video, ..) của mỗi bài giảng.

–      Khuyến khích tác giả gửi kèm tài liệu thuyết minh, giới thiệu về sản phẩm dự thi kèm theo.

Điều 6. Các mốc thòi gian của Cuộc thi

1.  Thời gian tiếp nhận bài dự thi: Từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành đến hết ngày 15/9/2014.

2.  Thời gian công bố kết quả và giải thưởng: 30/2/2015 (kết quả được công bố trên website Cuộc thi và gửi về địa chỉ email của từng tác giả).

3.    Thời   gian(dự kiến) tổ chức Lễ tổng kết và trao gỉảỉ Cuộc thi: tháng 3/2015.

            b) Thời hạn chót đăng ký tham gỉa: Trước ngày 30/6/2014.

c) Nguyên tắc sử dụng thông tin đăng ký: Các thông tin đăng ký trên chỉ được Ban tô chức sử dụng phục vụ Cuộc thi, không công khai ra ngoài. Các tổ chức và cá nhân khác không được sử dụng.

d) Các sở GDĐT, phòng GDĐT cần đăng ký để nhận hỗ trợ trực tiếp từ Ban tổ chức.

Điều 8. Nộp sản phẩm

1. Sản phẩm dự thi được đóng gói vào đĩa CD, DVD, ổ USB và gửi về Ban tổ chức cuộc thi: Xem chi tiết trong phần hưởng dẫn trên website cuộc thỉ.

2. Sản phẩm dự thi đề nghị để trong phong bì dán kín, phía ngoài ghi tên cá nhân hoặc nhóm dự thi, địa chỉ, điện thoại liên hệ và thành phần hồ sơ có bên trong.

3. Nơi nhận sản phẩm dự thi:

a) Nhận qua đường bưu điện về địa chỉ: Cục Công nghệ thông tin, Bộ Giáo dục và Đào tạo. số 18 ngõ 30 Tạ Quang Bửu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Đăng kỷ nộp bài dự thi “ Bộ sim tập Dư địa chí địa phương Tên tiêu đề:…………….

4. Bài dự thi của tập thể ghi đầy đủ thông tin của từng thành viên. Tránh đăng ký nộp bài tập thể mà không có thông tin của từng cá nhân giáo viên.

5. Sản phẩm dự thi đoạt giải hay không đoạt giải đều có thể được công bố trên website của Bộ GDĐT để được sử dụng cho mục đích chia sẻ, dùng chung. Ban Tổ chức toàn quyền sử dụng các tác phẩm dự thỉ. Tác phẩm đăng ký dự thỉ sẽ không hoàn trả lại.

(Xem cụ thể trong văn bản kèm theo)