Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Công nghệ thông tin năm học 2013 – 2014

Lượt xem:

Đọc bài viết

Những điểm mới trong nhiệm vụ CNTT năm học này là: Đổi mới tư duy công nghệ (đã có nêu từ nhiều năm trước, tuy nhiên ở năm học nạy này khắc sâu và rõ ràng hơn) Xây dựng hệ thống máy chủ tập trung cấp Sở, cấp Phòng có thể cung cấp quyền sử dụng cho tất cả các trường học và sử dụng phần mềm trực tuyến; chuyển sang dùng tối đa sổ sách điện tử được in ra từ các phần mềm, những đơn vị còn gặp khó khăn chưa thể sử dụng, cần phấn đấu thực hiện trong những năm học sau.

  1. Xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT

Tất cả các đơn vị đều phải xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2013- 2014 một cách thiết thực và hiệu quả. Kế hoạch ứng dụng CNTT của đơn vị gửi về Sở GD&ĐT trước ngày 30/9/2013.

  1. Sử dụng các phần mềm quản lý trường học:
  2. a) Sử dụng phân hệ Quản lý học sinh (VEMIS), sử dụng tối đa sổ sách được in ra từ các phần mềm.

– Về sử dụng phần mềm Quản lý học sinh: Sở GD&ĐT đề nghị tất cả các trường THPT, THCS, Tiểu học, TT GDTX tiếp tục sử dụng phần mềm Quản lý học sinh một cách thiết thực, hiệu quả, tránh  hình thức.

– Về sử dụng sổ sách được in ra từ phần mềm Quản lý trường học: Các trường, trung tâm chuyển sang dùng tối đa sổ sách điện tử được in ra từ các phần mềm quản lý học sinh, thay vì phải mua sổ sách in trên giấy; những đơn vị còn gặp khó khăn chưa thể sử dụng sổ sách điện tử, cần phấn đấu thực hiện trong những năm học sau. Riêng đối với các lớp dạy học theo Mô hình trường học mới (VNEN) đang triển khai thí điểm đổi mới đánh giá học sinh  nên có thể sử dụng sổ Theo dõi kết quả kiểm tra đánh giá học sinh in sẵn.

Tùy theo tình hình hình thực tế của nhà trường, chọn phương án sử dụng phân hệ Quản lý học sinh một cách hợp lý (xem hướng dẫn cụ thể trong phụ lục 1 kèm theo), yêu cầu phải quản lý chặt chẽ điểm số của học sinh, đồng thời có thể công bố cho phụ huynh học sinh miễn phí thông qua website, email.

Phòng GD&ĐT huyện/TP, đơn vị trực thuộc báo cáo về Sở  thông tin của các trường sử dụng sổ Gọi tên ghi điểm in từ phần mềm ở phụ lục 2  để theo dõi, kiểm tra và có hướng dẫn trong trường hợp cần thiết.

  1. b) Sử dụng phần mềm PMIS (quản lý thông tin cán bộ, giáo viên)

– Tất cả các trường mầm non trên địa bàn tỉnh nhập mới thông tin cán bộ, giáo viên vào phần mềm PMIS (Sở đã tập huấn cho tất cả các trường mầm non trong hè 2013).

– Các trường Tiểu học, THCS, THPT, TT GDTX cập nhật những thay đổi: Tuyển mới, chuyển đi, chuyển đến của giáo viên; đồng thời rà soát, sửa chữa những  thông tin đã nhập chưa chính xác.

Dữ liệu PMIS các trường thuộc quyền quản lý của phòng GD&ĐT, nộp về Phòng trước ngày 30/10/2013; phòng GD&ĐT tổng hợp và nộp Sở trước ngày  10/11/2013. Các đơn vị trực thuộc Sở, nộp về Sở trước ngày 30/10/2013.

Lưu ý: Thời gian qua, Sở Giáo dục và Đào tạo rà soát các thông tin giáo viên trong phần mềm PMIS, phát hiện nhiều sai sót, có độ chênh dữ liệu (thống kê) không hợp lý giữa các đợt thu nhận dữ liệu, trong năm học này cần khắc phục nhược điểm trên. Ví dụ về một trường hợp sai sót, dữ liệu của trường THCS A  có 9 tổ trưởng chuyên môn: 4 tổ trưởng chuyên môn hiện tại, 01 tổ trưởng đã nghỉ hưu 1 năm, 01 tổ trưởng khối văn phòng, 01 giáo viên làm nhiệm vụ phổ cập, 01 giáo viên thông thường. Nguyên nhân sai là do người nhập dữ liệu không nắm khái niệm “tổ trưởng chuyên môn”, nhập sai, thiếu khâu kiểm tra dữ liệu. Do đó, yêu cầu các đơn vị phải cung cấp thông tin chính xác nhằm  hỗ trợ các cấp quản lý.

 

  1. c) Sử dụng phần mềm Quản lý thư viện, thiết bị

Trong năm học 2013-2014, yêu cầu các trường nhập tất cả sách báo, ấn phẩm, thiết bị, đồ dùng dạy học vào phần mềm Quản lý thư viện, Quản lý thiết bị tương ứng; đồng thời sử dụng các phần mềm này trong việc quản lý tài sản của nhà trường, in các báo cáo thống kê, nhật ký mượn/trả … thành sổ sách.

  1. Đổi mới tư duy đầu tư theo công nghệ mới
Tư duy cũ Tư duy công nghệ mới
Phân tán, riêng lẻ: Mỗi trường học có một hệ thống riêng

Phần mềm được cài đặt tại mỗi trường, chi phí cao, tốn nhiều công sức cài đặt, bảo dưỡng.

Tập trung: Một hệ thống máy chủ  tập trung cấp Sở, cấp Phòng có thể cung cấp quyền sử dụng cho tất cả các trường học

Phần mềm trực tuyến: Các trường chỉ cần tên và mật khẩu truy cập vào mạng Internet để sử dụng, không cần cài đặt, bảo dưỡng.

Lưu ý:  Các cơ quan quản lý giáo dục (sở, phòng) phải làm chủ sở hữu cơ sở dữ liệu giáo dục, không để các công ty sở hữu và khai thác dữ liệu giáo dục vào mục đích kinh doanh.

  1. Xây dựng hệ thống tra cứu kết quả học tập miễn phí, đăng tải các thủ tục hành chính công trên website.

– Xây dựng mới hoặc nâng cấp website của nhà trường, có các nội dung sau:

+ Tra cứu kết quả học tập, điểm kiểm tra, nhằm giúp phụ huynh có thể theo dõi tình hình học tập của con em qua website, e-mail (thay vì nhắn tin qua điện thoại di động).

+ Đăng tải các thủ tục hành chính công liên quan đến nhà trường.

– Sở GD&ĐT  nâng cấp các server, xây dựng hệ thống tên miền nhằm  tạo điều kiện các đơn vị hosting website trên server của Sở, dễ cập nhật, truy cập thuận lợi, bảo mật thông tin.

  1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học
  2. a) Các đơn vị chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn cụ thể cho giáo viên sử dụng các công cụ CNTT vào quá trình dạy học nhằm kích thích sự sáng tạo, độc lập suy nghĩ, tăng cường khả năng tự học, tự tìm tòi của học sinh.
  3. b) Các đơn vị tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên sử dụng Internet tại nhà trường, tổ chức cho giáo viên chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi học tập.
  4. Triển khai chương trình công nghệ giáo dục và e-Learning

Bộ GD&ĐT tiếp tục triển khai cuộc thi “Thiết kế hồ sơ bài giảng e-Learning” với chủ đề là “Dư địa chí”, website cuộc thi:  http://thi-baigiang.moet.gov.vn . Sở GD&ĐT có hướng dẫn cụ thể sau.

Các đơn vị hướng dẫn cho giáo viên khai thác nguồn học liệu qua mạng Internet vào quá trình tự bồi dưỡng. Đóng góp vào website bài giảng  của Sở  http://baigiang.kontum.edu.vn : 01 giáo viên/01 bài giảng/01 học kỳ. 

Tổ chức tập huấn cho tất cả các giáo viên sử dụng phần mềm soạn bài giảng e-Learning như Adobe Pressenter, iSpring.

  1. Tiếp tục triển khai dạy tin học trong nhà trường
  2. a) Đối với trường tiểu học, trung học cơ sở, trung tâm GDTX có phòng máy tính, phải triển khai:

– Dạy môn Tin học theo chương trình và sách giáo khoa tự chọn.

– Dạy các môn học khác (có ứng dụng CNTT) tại phòng máy.

  1. b) Chỉ đạo giáo viên nghiên cứu, cập nhật chương trình, nội dung giảng dạy môn Tin học theo hướng mô đun kiến thức, hiện đại, thiết thực, khai thác Internet phục vụ học tập của học sinh.
  2. Khai thác, sử dụng và dạy học bằng phần mềm mã nguồn mở
  3. a) Thực hiện Thông tư 08/2010/TT-BGDĐT ngày 01/03/2010 của Bộ GD&ĐT quy định về sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong các cơ sở giáo dục,  các đơn vị thực hiện:

– Cài đặt phần mềm tự do mã nguồn mở sau đây vào các máy tính: Phần mềm OpenOffice.org hoặc LibreOffice, Unikey, Google Chrome, hệ điều hành Ubuntu.

– Xây dựng các hệ thống quản lý học tập, thi kiểm tra (Moodle) trên mạng LAN của phòng máy vi tính, đưa vào sử dụng.

– Lồng ghép giới thiệu cho học sinh phần mềm mã nguồn mở trong chương trình dạy môn Tin học, hoạt động giáo dục nghề phổ thông.

  1. b) Các đơn vị không mua bản quyền phần mềm Microsoft Office vì Bộ Thông tin và Truyền thông đã mua bản quyền phần mềm này với số lượng lớn và sẽ cấp phép sử dụng cho ngành giáo dục.
  2. Tổ chức họp giao ban, hội thảo, tập huấn qua mạng giáo dục

– Các Phòng GD&ĐT, đơn vị trực thuộc Sở  phải trang bị các thiết bị phòng họp qua mạng, tối thiểu: 1 webcam loại tốt, một bộ loa ngoài; sử dụng máy tính đã có, bố trí tại nơi thuận lợi, ổn định. Hạn chế sử dụng chỉ 01  máy tính xách tay (microphone, loa có chất lượng thấp) làm ảnh hưởng chất lượng phòng họp chung của Sở.

– Các phòng GD&ĐT huyện, thành phố có thể đăng ký mượn phòng họp trực tuyến của Sở GD&ĐT để tập huấn cho các trường trực thuộc.

– Một số sự kiện lớn (sơ kết, tổng kết năm học), Bộ GD&ĐT tổ chức truyền hình trực tiếp qua mạng, đề nghị các đơn vị theo dõi sự kiện.

  1. Tập huấn CNTT cho giáo viên, CBQL

Các đơn vị tổ chức bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng ứng dụng CNTT,  nội dung như sau:

– Sử dụng các phần mềm Quản lý học sinh.

– Phòng GD&ĐT các huyện/TP tổ chức tập huấn lại cho các đơn vị thuộc quyền quản lý về nội dung sử dụng phần mềm mã nguồn mở đã được tập huấn của Sở GD&ĐT (OpenOffice.org hoặc LibreOffice, Unikey, Google Chrome, hệ điều hànhUbuntu, xây dựng Hệ thống quản lý học tập Moodle). Đồng thời nhà trường hướng dẫn cho cán bộ, giáo viên về sử dụng các phần mềm trên.

– Sử dụng các phần mềm phục vụ dạy học, xây dựng bài giảng e-Learning.

  1. Thiết lập và sử dụng e-mail

Mỗi  cán bộ, giáo viên đều phải có và sử dụng e-mail có tên miền của Sở GD&ĐT hoặc Phòng GD&ĐT.

Các đơn vị  đề nghị Sở tạo lập email, thực hiện như sau :

– Lập danh sách cán bộ, giáo viên,  chuẩn hóa user name, password chính xác theo quy định của Sở trên file excel (tham khảo ví dụ dưới đây).

–  Gửi file qua email   phongcntt.sokontum@moet.edu.vn,  thời gian gửi danh sách trước ngày 30/10/2013.

Ví dụ :  Giáo viên Trần Văn Quỳnh, sinh ngày 1/2/1980, trường THCS Nguyễn Trãi – Đăk Tô thì user name là quynhtv0102.dakto ; password đặt tùy ý,   dài từ 8 ký tự trở lên, trong đó có cả chữ số và chữ cái.

Danh sách gửi nộp Sở như sau:

TT Họ và tên Ngày sinh Dạy trường User name Password
1 Trần Văn Quỳnh 1/2/1980 THCS Lương Thế Vinh – Đăk Tô quynhtv0102.dakto 123abc456
2

Địa chỉ email sẽ được tạo lập là: quynhtv0102.dakto@kontum.edu.vn

Lưu ý:  Đảm bảo tính chính xác khi chuẩn hóa user name, rút kinh nghiệm trong thời  gian qua các đơn vị gửi về bị lỗi, Sở không tạo lập được.

Khuyến khích các Phòng GD&ĐT xây dựng hệ thống e-mail với tên miền    @tên-PhongGDĐT.edu.vn để cung cấp cho cán bộ, GV, học sinh thuộc Phòng

  1. Hỗ trợ công tác thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh ĐH, CĐ, TCCN

Các trường THPT, PT DTNT, trung tâm GDTX  khai thác cẩm nang điện tử Những điều cần biết về thi và tuyển sinh, thư viện đề thi tại địa chỉhttp://thi.moet.gov.vn. Từ tháng 11 hằng năm, các đơn vị hướng dẫn cho học sinh lớp 12 biết cách khai thác, sử dụng thông tin trên website này.

  1. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng CNTT  trường học
  2. a) Tập trung nguồn nhân lực, kinh phí đầu tư trang thiết bị CNTT
    thiết yếu: máy tính, máy chiếu, tivi 50 đến 85 inch phục vụ dạy học cho các trường học.
  3. b) Các trường cần kết nối mạng nội bộ giữa các máy tính cài đặt chương trình Quản lý trường học nhằm thuận lợi việc quản lý. Kết nối mạng nội bộ phòng máy tính để triển khai hệ thống quản lý đề thi, kiểm tra trực tuyến (học sinh làm bài kiểm tra và được chấm điểm sau khi hoàn thành bài kiểm tra).
  4. c) Các trường đã được Sở GD&ĐT cấp máy scanner, các phần mềm Quản lý ngân hàng đề kiểm tra, chấm thi trắc nghiệm … yêu cầu triển khai sử dụng.
  5. d) Những máy tính có cấu hình yếu, cần huy động giáo viên Tin học tìm kiếm,  cài đặt các phần mềm phù hợp, máy tính hỏng hóc nhẹ cần khắc phục đưa vào sử dụng.
  6. Nâng cấp kết nối Internet cáp quang

Các Phòng GD&ĐT, đơn vị trực thuộc có điều kiện kinh phí cần triển khai kết nối bằng cáp quang FTTH giá ưu đãi 400.000 đ/tháng của Viettel.

Các đơn vị có kết nối Internet yếu, cần liên hệ sự hỗ trợ, tư vấn của chi nhánh viễn thông trên địa bàn.

  1. Tổ chức hội thảo và tập huấn ứng dụng CNTT

Nội dung hội thảo và tập huấn được định hướng trong năm học như sau:

  1. a) Các hệ thống phần mềm Quản lý giáo dục trực tuyến.
  2. b) Thiết lập website, cổng thông tin điện tử theo công nghệ mới;
  3. c) Công nghệ bài giảng điện tử e-Learning; Đào tạo từ xa qua mạng và kho học liệu mở phục vụ giáo dục thường xuyên, học tập suốt đời;
  4. d) Hệ thống họp, tập huấn qua mạng Internet.
  5. Thống kê CNTT đầu năm học

Các đơn vị thực hiện báo cáo thống kê về CNTT đầu năm học theo biểu mẫu ở phụ lục 3. Thời gian cuối cùng nộp báo cáo thống kê:

+ Đối với đơn vị trực thuộc Sở:  ngày 30/9/2013.

+ Đối với các phòng GD&ĐT huyện/TP:  ngày 10/10/2013.