Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ khảo thí và kiểm định CLGD
Lượt xem:
Sở GD&ĐT hướng dẫn các phòng GD&ĐT, đơn vị trực thuộc Sở thực hiện nhiệm vụ khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục năm học 2014 – 2015 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên.
1. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn về công tác khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) đảm bảo thực tiễn, khả thi, đáp ứng yêu câu đôi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
2. Chú trọng bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác khảo thí và quản lý chất lượng giáo dục các cấp; từng bước nâng cao năng lực cho cán bộ phụ trách khảo thí và quản lý chất lượng giáo dục tại các phòng GD&ĐT và các đơn vị trực thuộc.
3. Tuyên truyền và tổ chức tốt kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia năm 2015, thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh và thi chọn đội tuyến của tỉnh dự thi học sinh giỏi quốc gia; tổ chức nghiêm túc, trật tự, an toàn các kỳ thi năm học 2014-2015.
4. Tổ chức tập huấn công tác tự đánh giá các cơ sở giáo dục theo các bộ tiêu chuấn mới của Bộ;
5. Đẩy mạnh công tác KĐCLGD đối với các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông. Triển khai KĐCLGD ở các trung tâm giáo dục thường xuyên;
6. Tham gia chương trình Quốc gia đánh giá kểt quả học tập của học sinh lóp 11 năm học 2014 – 2015.
CÁC NHIỆM VỤ CỤ THẾ
I. Đối vói Sỏ’ Giáo dục và Đào tạo
1. Công tác khảo thí
1.1. Chuẩn bị triển khai các kỳ thi năm học 2014-2015
– Ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các kỳ thi chọn học sinh giỏi, thi nghề phổ thông, thi Trung học phổ thông Quốc gia (sau khi có hướng dẫn cụ thể của Bộ) để các đơn vị chủ động tố chức thực hiện;
– Đẩy mạnh áp dụng ma trận đề thi và các thành tựu về khoa học đánh giá trong biên soạn đề thi;
– Chuẩn bị tốt các điều kiện để thực hiện việc ra đề thi, in sao đề thi cho các kỳ thi an toàn, chính xác, bảo mật và tổ chức coi thi, chấm thi, phúc khảo, đảm bảo chính xác, khách quan và công bằng;
– Tăng cường sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành và các địa phương với ngành giáo dục trong các khâu tố chức thi;
– Quy định cụ thể về chế độ thông tin, báo cáo; đảm bảo kết nối thông tin đế có thông tin thông suốt, chính xác, kịp thời phục vụ công tác chỉ đạo, tố chức thi.
1.2. Đối với Kv thi Trung học phổ thông Quốc gia năm 2015
– Tham mưu phương án và tổ chức Kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia năm 2015 đảm bảo an toàn, nghiêm túc, đối mới theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
– Tổng kết, đánh giá và tổ chức rút kinh nghiệm nghiêm túc đối với những hạn chế, yếu kém của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014; trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp khắc phục để đề xuất phương án tổ chức thi Trung học phô thông Quốc gia năm 2015; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các tiêu cực trong các khâu tô chức thi, đặc biệt là công tác coi thi;
-Tố chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ thi Trung học phổ thông Quốc gia cho các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo. Tố chức tập huấn kỹ nghiệp vụ thi đe cán bộ, giáo viên tham gia các khâu tố chức thi nắm vững và thực hiện đúng quy chế, quy định, nhấl là trong công tác coi thi;
– Đây mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo và tô chức thi; thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo đê đảm bảo kết nối thông tin thông suốt, chính xác, kịp thời phục vụ công tác chỉ đạo, tổ chức thi;
– Xây dựng và thực hiện phương án tô chức thi tại cụm thi địa phương đúng theo quy chế, quy định cua Bộ GD&ĐT và phù họp với thực tế của địa phương; tổ chức chấm thi đúng quy định; phối họp với các trường Đại học chủ trì cụm thi Quốc gia để cử nhân sự tham gia công tác thi đảm bảo quy định;
– Chuẩn bị sớm, đầy đủ các điều kiện để tổ chức trật tự, an toàn tất cả các khâu: in sao đề thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo, xét duyệt kết quả; đồng thời, có các phương án dự phòng các rủi ro có thế xảy ra.
1.3. Đối với Kỳ thi chọn học sình giỏi cấp tỉnh, chọn đội tuyển thi chọn học sinh giỏi và thi chọn học sinh giỏi quốc gia
– Tổ chức các kỳ thi chọn học sinh giỏi theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả các kỳ thi. Tổ chức nghiêm túc các kỳ thi chọn học sinh giỏi theo quy định của quy chế thi; nâng cao chất lượng tuyển học sinh vào các đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 trung học phô thông;
– Tiếp tục tổ chức thi thực hành các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học; thi đủ 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết) đối với môn Tiếng Anh trong Kỳ thi chọn đội tuyến dự thi chọn học sinh giỏi quốc gia.
2.Công tác kiểm định chất lưọng giáo dục
2.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn về công tác KĐCLGD. Đấy mạnh hỗ trợ các đơn vị triến khai công tác tự đánh giá;
2.2. Tăng cường nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông và trường mầm non để mỗi cán bộ quản lý giáo dục, mỗi giáo viên đều có những hiểu biết cần thiết về Kiểm định chất lượng giáo dục;
2.3. Đẩy mạnh hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ chuyên trách, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý chất lượng giáo dục của đơn vị; cử đủ số lượng và đảm bảo chất lượng cán bộ tham gia các khoá đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý chất lượng giáo dục, tổ chức tập huấn công tác tự đánh giá các cơ sở giáo dục theo tiêu chuấn mới cho lãnh đạo, giáo viên các cơ sở giáo dục;
2.4. Đấy mạnh công tác tự đánh giá và đánh giá ngoài đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên. Phấn đấu đến hết năm học 2014-2015 có 100% cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trên 30% cơ sở giáo dục thường xuyên hoàn thành báo cáo tự đánh giá; có ít nhất 20% cơ sở giáo dục phổ thông, thường xuyên và 25% trường mầm non được đánh giá ngoài. Khuyến khích các cơ sở giáo dục đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục. Chú ý đảm bảo chất lượng báo cáo tự đánh giá và báo cáo đánh giá ngoài; bảo quản hồ sơ KĐCLGD và thực hiện công khai kết quả KĐCLGD theo quy định. Sử dụng hiệu quả phần mềm KĐCLGD trường mầm non; khuyến khích các cơ cở giáo dục sử dụng phần mềm để thực hiện KĐCLGD cơ sở giáo dục phổ thông và thường xuyên. Bảo đảm đủ kinh phí cho các hoạt động KĐCLGD;
2.5. Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, hồ trợ các cơ sở giáo dục phố thông triển khai thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng đã được xây dựng trong báo cáo tự đánh giá; yêu cầu các đơn vị đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đủ 5 năm (trường THPT Kon Tum và trường THCS Nguyễn Tất Thành, Sa Thầy) tiếp tục tự đánh giá theo chu kỳ mới;
2.6. Định kỳ tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết và các hội thảo về công tác đánh giá và quản lý chất lượng giáo dục để trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm; đấy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức và các kết quả đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục đã đạt được, tạo điều kiện cho xã hội biết và tham gia giám sát chất lượng giáo dục;
2.7. Định kỳ báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ưỷ ban nhân dân tỉnh về kết quả kiểm định chất lượng giáo dục và thông báo công khai trên Website của Sở Giáo dục và Đào tạo;
3. Công tác quản lý văn bằng
3.1. Tăng cường kiểm tra quy trình xét công nhận tốt nghiệp THCS; công tác quản lý, cấp phát văn bằng tại các phòng Giáo dục và Đào tạo, cơ sở giáo dục phô thông và thường xuyên. Phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm trong công tác quản lý, cấp phát và đính chính văn bằng chứng chỉ;
3.2. Tổ chức Hội nghị tập huấn công tác văn bằng, chứng chỉ đối với các phòng Giáo dục và Đào tạo, cơ sở giáo dục.
II. Đối vói các Phòng Giáo dục và Đào tạo và các cơ sỏ’ giáo dục
1. Công tác tổ chức
1.1. Căn cứ vào điều kiện thực tế, các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường trực thuộc bố trí ít nhất một cán bộ chuyên trách phụ trách lĩnh vực khảo thí và quản lý chất lượng giáo dục tại đơn vị (nơi có ít cán bộ, có thế giao kiêm nhiệm);
1.2. Đẩy mạnh hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ chuyên trách, đáp ứng yêu cầu của công tác khảo thí và quản lý chất lượng giáo dục của đơn vị. Tăng cường tập huấn nghiệp vụ thi, kiểm tra, đánh giá cho cán bộ quản lý, cán bộ, giáo viên nhằm đảm bảo tính chính xác, nghiêm minh, công bằng, khách quan trong thi, kiểm tra, đánh giá. Cử đủ số lượng và đảm bảo chất lượng cán bộ tham gia các khoá đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ khảo thí và quản ]ý chất lượng giáo dục do các cấp tố chức.
2.1. Các trường trực thuộc và các phòng Giáo dục và Đào tạo tăng cường đối mới khâu kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ phù hợp với chuẩn kiến thức – kỹ năng, tạo động lực thúc đấy đoi mới phương pháp dạy học. Triển khai nghiêm túc hình thức đánh giá mới đối với học sinh tiểu học. Đối mới ra đề kiếm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết, kiểm tra học kỳ theo hướng kiểm tra kiến thức cơ bản, năng lực vận dụng kiến thức theo định hướng phát triển năng lực học sinh, phù họp với nội dung chương trình, thòi gian quy định. Tăng cường sử dụng thiết bị trong dạy học, nâng cao chất lượng các tiết dạy thực hành, thí nghiệm; Rà soát, lựa chọn trong số cán bộ, giáo viên những người có năng lực chuyên môn để tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ biên soạn, biên tập đề thi, bài tập kiểm tra, xây dựng thư viện câu hỏi của đơn vị, đáp ứng yêu cầu phối họp có hiệu quả giữa các hình thức kiếm tra vấn đáp, tự luận và trắc nghiệm khách quan đế có thể đánh giá đúng chất lượng, phù hợp với định hướng phát triên năng lực học sinh;
2.2. Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy, học tập của các trường. Có kế hoạch tố chức việc ôn tập bồi dưỡng nâng cao kiên thức cho học sinh, cần chú ý đối tượng có học lực yếu, đối tượng chưa tốt nghiệp ở các kỳ thi trước để đáp ứng đủ khả năng tham dự kỳ thi Trung học phô thông Quốc gia;
2.3. Tập huấn kỹ về nghiệp vụ thi cho cán bộ quản lý, cán bộ, giáo viên đế đảm bảo nắm chắc quy chế, quy định và thực sự trung thực, nghiêm minh, công bằng, khách quan trong thi cử, kiểm tra, đánh giá thường xuyên cũng như trong các kỳ thi. Tiếp tục tập huấn kỹ lưỡng, đầy đủ cho thí sinh và tất cả những người tham gia tô chức thi về quy trình thi trắc nghiệm; hướng dẫn chu đáo cho thí sinh về phiếu trả lời trắc nghiệm và cách làm bài trắc nghiệm;
2.4. Các đơn vị khi tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 12 cần đẩy mạnh việc bồi dường theo hướng đáp ứng thi nói đối với môn Tiếng Anh và thi thực hành đối với các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học.
3. Công tác đảm bảo chất luọng giáo dục
3.1. Đối với các Phòng Giáo dục và Đào tạo
– Tiếp tục tập huấn công tác tự đánh giá cơ sở giáo dục phố thông cho lãnh đạo, cán bộ của các cơ sở giáo dục phổ thông và mầm non thuộc quyền quản lý theo các bộ tiêu chuẩn mới. Đảm bảo 100% cán bộ quản lý cơ sở giáo dục được tập huấn công tác tự đánh giá;
– Xây dựng kế hoạch kiếm định chất lượng giáo dục, hướng dẫn, chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, thanh tra các cơ sở giáo dục thuộc quyền quản lý về việc thực hiện các văn ban liên quan đến kiếm định chất lượng giáo dục do Sở Giáo dục và Đào tạo và Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
– Báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố (sau đây gọi chung là cấp huyện), Giám đốc sỏ’ Giáo dục và Đào tạo về việc chấp nhận các cơ sở giáo dục để đánh giá ngoài và thực trạng quán lý chất lượng các cơ sở giáo dục thuộc quyền quản lý; đề nghị Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo đánh giá ngoài các cơ sở giáo dục thuộc
quyền quản lý;
– Phối hợp với phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục- Sở GD&ĐT, các đơn vị và cá nhân có liên quan để tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ vê đảm bảo chất lượng cho các cơ sở giáo dục phổ thông và mầm non thuộc quyền quản lý.
– Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc quyền quản lý đế đề nghị đánh giá ngoài;
– Theo dõi các cơ sở giáo dục thuộc quyền quản lý thực hiện kế hoạch cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điếm yếu mà cơ sở giáo dục đã đề ra trong báo cáo tự đánh giá;
– Thực hiện các thủ tục và đảm bảo các điều kiện cho hoạt động của đoàn đánh giá ngoài, đánh giá lại (nếu có); tiếp nhận báo cáo đánh giá ngoài, báo cáo đánh giá lại và các ý kiến của cơ sở giáo dục thuộc quyền quản lý được đánh giá ngoài;
– Thống kê so liệu các cơ sở giáo dục thuộc quyền quản lý đăng ký kiêm định chất lượng giáo dục; chỉ đạo và yêu cầu các cơ sở giáo dục thuộc quyên quản lý chưa đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục cần triển khai kế hoạch phấn đấu để đạt tiêu chuân chất lượng giáo dục;
– Giám sát việc thực hiện các kiến nghị của đoàn đánh giá ngoài, đoàn đánh giá lại đối với các cơ sở giáo dục thuộc quyền quản lý đã được công nhận hoặc không được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục để khắc phục nhũng tồn tại, tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục;
– Báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo về các hoạt động liên quan đến kiểm định chất lượng các cơ sở giáo dục thuộc quyền quản lý đế được hướng dẫn, chỉ đạo, kiếm tra, thanh tra và giám sát.
3.2. Đối vói các cơ sở giáo dục
– Thực hiện quy trình tự đánh giá theo quy định tại Thông tư 42/2012/TT- BGDĐT ngày 23/11/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiếm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, Thông tư 25/2014/TT-BGDĐT, ngày 07/8/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy định về quy trình và chu kỳ kiếm định chất lượng giáo dục trường mầm non và các văn bản hướng dẫn công tác tự đánh giá cơ sở giáo dục;
– Thực hiện các kế hoạch cải tiến chất lượng đã đề ra trong báo cáo tự đánh giá và các kiến nghị của đoàn đánh giá ngoài, đoàn đánh giá lại;
– Chuấn bị các điều kiện đế phục vụ đoàn đánh giá ngoài và đoàn đánh giá lại (nếu có);
Bảo vệ và phát huy kết quả kiểm định chất lượng giáo dục đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục, không ngừng nâng cao và cải tiến chất lượng giáo dục.