Lễ tổng kết trao thưởng cuộc thi ” Thiết kế bài giảng điện tử e-Learning
Lượt xem:
Ngày 24/8/2013, Tại Hội trường A-Văn phòng Bộ, Bộ GD&ĐT đã tổ chức tổng kết cuộc thi “Thiết kế bài giảng điện tử e-Learning”, tỉnh Kon Tum đạt 19 giải trên 184 giải toàn quốc.
Với gần 9.000 sản phẩm dự thi, Hội đồng giám khảo của Bộ GD&ĐT đã chọn ra 184 cá nhân và tập thể đạt giải. Tỉnh Kon Tum đã dự thi khoảng 800 bài giảng và đạt được 19 giải (01 giải nhất, 2 giải nhì, 7 giải ba, 8 giải KK, 01 giải đồng đội). So về số lượng giải thưởng, tỉnh Kon Tum xếp thứ 3 trong các tỉnh đạt giải (sau Thái Bình, Hà Nội).
Đạt được kết quả trên là do:
– Sự nổ lực rất lớn của đội ngũ giáo viên từ việc tiếp nhận kiến thức tập huấn cho đến soạn bài giảng dự thi. Đội ngũ đã có nhiều thầy cô giáo có kinh nghiệm trong trong dạy học.
– Các cấp quản lý: Sở, Phòng, trường đã quan tâm, tổ chức tập huấn, theo dõi, tạo điều kiện, giúp đỡ giáo viên xây dựng bài giảng.
Tuy nhiên, giáo viên gặp nhiều khó khăn khi xây dựng bài giảng: trang thiết bị ghi âm, ghi hình chưa tốt, chưa có máy tính cá nhân…
Tham dự buổi lễ có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển; Bà Ting Fei Tsong Ching – Chủ tịch Uỷ ban điều hành Quỹ Hỗ trợ cộng đồng Lawrence S Ting; Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng – Nguyễn Bửu Hội.
Thay mặt lãnh đạo Bộ GD&ĐT, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển ghi nhận sự tham gia và đóng góp sản phẩm dự thi của toàn thể 7.000 GV. Đặc biệt biểu dương những GV có sản phẩm đạt giải. Bài giảng của thầy cô không những có giá trị học tập cho HS mà còn có giá trị tham khảo cao về phương pháp dạy học, dạy học ứng dụng CNTT.
Định hướng tiếp theo của Bộ GD&ĐT về Cuộc thi thiết kế bài giảng E-learning là tiếp tục phát huy thành quả của cuộc thi, vận động đông đảo GV tham gia; gắn kết nội dung thiết kế bài giảng E-learrning với các hoạt động dạy – học trên lớp; tạo ra một hình thức học tập mới – học tập điện tử (E-learrning); Tăng cường công tác chỉ đạo các cấp quản lý; Xây dựng các bài giảng trực tuyến về bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ xây dựng bài giảng E-Learrning; thành lập diễn đàn thảo luận chuyên môn.
Bên cạnh đó, cần đổi mới cách thức đăng ký tham dự và nộp sản phẩm dự thi theo hướng trực tuyến; bổ sung kênh đánh giá bài giảng từ GV và người học (bằng hình thức trực tuyến). Ngoài kết quả đánh giá sản phẩm dự thi của các nhà chuyên môn do Bộ GD&ĐT tổ chức, còn có sự đánh giá của đồng nghiệp, của người học về bài giảng qua mạng.
Có chính sách động viên, khen thưởng đối với những GV tham gia soạn bài giảng E-learrning và tích cực nghiên cứu, ứng dụng CNTT đổi mới phương pháp dạy học.
Sở GD&ĐT