Việc sử dụng văn bản điện tử tại các cơ quan, đơn vị còn nhiều hạn chế, chưa đảm bảo theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đe triển khai hiệu quả, đồng bộ việc sử dụng văn bản điện tử trong cơ quan nhà nước; UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành thuộc tinh, ƯBND các huyện, thành phố tăng cường sử dụng văn bản điện tử, cụ thể:
1. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 22/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của ƯBND tỉnh về tăng cường sử dụng vãn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước (Cong vãn sế 2888/ƯBND-VX ngày ỉ 2/12/2013, Công văn số ỈỈ17/UBND-VX ngày 07/6/20ỉ3 của úy ban nhân dân tỉnh …).
2. Phẩn đấu đến năm 2015 đạt các mục tiêu sau:
2.1. Trong hoạt động nội bộ của cơ quan, đơn vị từ năm 2014, có ít nhất 55% văn bản được trao đối hoàn toàn dưới dạng điện tử và đến hết năm 2015 phấn đấu đạt mức 80% (trong đó văn bản điện tử dạng ảnh quét, số hóa từ văn bản giấy chiếm ít hơn 50% tổng số văn bản điện tử được trao đổi nội bộ).
2.2. Bắt đầu từ ngày 01/7/2014, trừ các loại văn bản có quy định mật, có ít nhất 50% các văn bản, hồ sơ, tài liệu trình ƯBND tinh để giải quyết công việc và 30% văn bản trao đổi giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, ƯBND các huyện, thành phố, ngoài bộ hồ sơ giấy, đều phải gửi kèm bản điện tử của toàn bộ hồ sở văn bản.
2.3. Bắt đầu từ năm 2015, trên 80% văn bản hồ sơ chính thức trình lên các sở, ban, ngành, ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố để giải quyết công việc ngoài bản giấy đều phải gửi kèm bản điện tử của toàn bộ hồ sơ trình;
2.4. Tăng cường trao đổi văn bản điện tử giữa ƯBND cấp xã, các đơn vị trực thuộc cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, ƯBND cấp huyện, thành phố với nhau:
Trong năm 2014, đạt 30% số văn bản, tài liệu chính thức hoàn toàn dưới dạng điện tử, 35% số văn bản dưới dạng hỗn hợp điện tử kèm bản giấy; cuối năm 2015, đạt ít nhất 50% số văn bản được trao đổi dưới dạng hỗn hợp;
2.5. Đối với việc trao đổi văn bản điện tử giữa các cơ quan nhà nước với tố chức, doanh nghiệp, cá nhân:
– Tích cực, chủ động sử dụng hệ thống thư điện tử, hệ thống thông tin chuyên ngành để gửi, nhận văn bản, hồ sơ giao dịch với to chức, doanh nghiệp;
– 100% cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước đăng tải văn bản quy phạm pháp luật, báo cáo tống họp, thống kê về ngành, lĩnh vực quản lý, dự thảo văn bản cần xin ý kiến thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước và các thông tin khác được quy định tại Điều 28 của Luật Công nghệ thông tin và tại các Điều 10, 11 và 12 Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/ 2011 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử và cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.
2.6. Khi được triển khai cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử và chữ ký số chuyên dùng thì việc thực hiện các mục 2.2, 2.3 và 2.4 nêu trên cần chủ động, tăng cường áp dụng chữ ký số để xác thực và gửi qua mạng các tài liệu, văn bản hành chính nhằm bảo đảm tính xác thực, toàn vẹn của nội dung và giá trị pháp lý của văn bản điện tử. Văn bản điện tử trao đổi nếu đã được xác thực bằng chữ ký số thì không phải gửi kèm văn bản giấy, trừ trường họp có quy định bắt buộc của pháp luật hoặc quv định khác của cấp có thấm quyền.
2.7., Ứng ng dụng có hiệu quả phần mềm quản lý văn bản và điêu hành (eOffice), phân công lãnh đạo phụ trách, theo dõi lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT); đồng thời bố trí cản bộ, công chức chuyên trách về CNTT; thường xuyên kiểm tra, đảm bảo hạ tầng và các điều kiện thiết yếu để triền khai có hiệu quả việc gửi nhận văn bản điện tử trên môi trường mạng. Định kỳ báo cáo cụ thê {quý, năm) tình hình sử dụng thư điện tử công vụ của đơn vị mình về Sở Thông tin và Truyền thông.