Thông tin kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014 tỉnh Kon Tum

Lượt xem:

Đọc bài viết

Sở Giáo dục và Đào tạo cung cấp những thông tin về kỳ thi TN THPT năm 2014

I. NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG KỲ THI TỐT NGHỆP THPT NĂM2014.
1. Số môn thi:
Số môn thi giảm từ 06 môn xuống còn 04 môn:
–    Giáo dục Trung học phổ thông: Thi 4 môn, gồm 02 môn bắt buộc (Toán, Ngữ văn) và 02 môn do thí sinh tự chọn trong số các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý và Ngoại ngữ.
–    Giáo dục Thường xuyên: Thi 4 môn, gồm 02 môn bắt buộc (Toán, Ngữ văn) và 02 môn do thí sinh tự chọn trong số các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý.
–    Đề thi môn Ngoại ngữ có 2 phần: viết và trắc nghiệm; đề thi môn Ngữ văn có 2 phần: đọc hiểu và làm văn..
2. Thòi gian làm bài:
Thời gian làm bài của 2 môn Toán và Ngữ văn chỉ có 120 phút (năm 2013 là 150 phút).
3. Iỉình thức thi môn Ngoại ngữ:
Hình thức thi viết và trắc nghiệm trong thòi gian 60 phút, trước đây chỉ thi trắc nghiệm.
Khi thi, thí sinh sẽ nhận đồng thời cả phiếu trả lời trắc nghiệm và giấy để làm bài phần viết. Sẽ có hiệu lệnh riêng (tính giờ làm bài, thu bài) đối với từng phần thi, theo thứ tự: thí sinh làm bài phần thi trắc nghiệm trước, thu bài phần thitrắc nghiệm xong mới làm bài phần thi viết. Thời gian thu bài phần thi trắc nghiệm là 10 phút (không tính vào thời gian làm bài thi); phiếu trả lời trắc nghiệm và bài thi phần viết được thu riêng và đểtrong 2 túi khác nhau kèm theo phiếu thu bài thi của mỗi phần.
4.Hội đồng coi thi:
–   Danh sách thí sinh trong Hội đông coi thi được xếp theo thứ tự a, b, c.. .theo 2 nhóm không thi và có thi môn ngoạỉ ngữ. Số báo danh gồm 6 chữ số xếp thứ tự tăng dần. Phòng thi được xếp theo môn thi, mỗi phòng thi có tối đa 24 thí sinh, riêng phòng thi cuối cùng ứng với từng hệ được xếp đến 28 thí sinh.
–   Đối với Hội đồng coi thi có từ 2 trường phổ thông trở lên, không được xếp thí sinh của các trường khác nhau trong một phòng thi, trừ phòng thi cuối cùng.
5.Về đối tượng được miễn thi tốt nghiệp:
Mở rộng diện miễn thi tôt nghiệp THPT, ngoài các đối tượng như trước đãy, năm nay bổ sung thêm:
–   “Người học lóp 12 được tuyển chọn tham gia các cuộc thi quốc tế hoặc khu vực về khoa học kỹ thuật”;
–   Những năm trước chỉ miễn thi cho người học khiếm thị, năm nay miễn thi cho nhũng người khuyết tật.
6.Thay đổi cách tính điểm xét tốt nghiêp và điểm xếp loại tốt nghiệp:
–   Đối với Giáo dục Trung học phổ thông:
+ Điểm xét tốt nghiệp (ĐXTN):
ĐXTN= ((Tổng điểm 4 bài thi + Tổng điểm khuyến khích (nếu có))/4 + Điểm trung bình cả năm lớp 12)/2
+ Điểm xếp loại tốt nghiệp (ĐXL):
ĐXL= (Điểm trung bình 4 bài thi + Điểm trung bình cả năm lớp 12)/2
–    Đối với Giáo dục Thường xuyên: + Điểm xét tốt nghiệp (ĐXTN):
ĐXTN= ((Tổng điểm các bài thi + Tổng điểm bảo lưu (nếu có) + Tổng điểm khuyến khích (nếu có))/4 + Điểm trung bình cả năm lớp 12)/2
+ Điểm xếp loại tốt nghiệp (ĐXL):
ĐXL= ((Tống điểm các bài thi /4 + Điểm trung bình cả năm lớp 12)/2
7.   Thay đổi quy định về điểm liệt:
Điểm liệt là 1 điểm (tức là không có bài thi nào điểm từ 1 trở xuống), trước đây điểm liệt là 0 điểm.
             8.   Lịch Thi và thòi gian làm bài thi:
Kỳ thi được tổ chức trong 5 buổi, từ sáng ngày 2/6/2014 đến hết buổi sáng 4/6/2014. Trong đó có 2 buổi chiều (chiều 2/6/2014 và chiều 3/6/2014) và 1 buồi sáng (4/6/2014) được tổ chức thi 2 môn/buổi.
Cụ thể như sau:
Ngày
Buổi
Môn thi
Thòi gian làm bài
Giờ phát đề thi cho thí sinh
Giờ bắt đầu làm bài
02/6/2014
SÁNG
Ngữ văn
120 phút
7 giờ 55
8 giờ 00
CHIỀU
Vật lý
60 phút
13 giờ 30
13 giờ 45
Lịch sử
90 phút
15 giờ 55
16 giờ 00
03/6/2014
SÁNG
Toán
120 phút
7 giờ 55
8 giờ 00
CHIỀU
Hóa học
60 phút
13 giờ 30
13 giờ 45
Địa lý
90 phút
15 giờ 55
16 giờ 00
04/6/2014
SÁNG
Tiếng Anh
60 phút
7 giờ 55
8 giờ 10
Sinh học
60 phút
10 giờ 25
10 giờ 40
           9. Bảo lưu điểm thi đối với GDTX:
Thí sinh hệ GDTX được bảo lưu kết quả điểm thi các môn thi tốt nghiệp có điểm từ 5 trở lên và với điều kiện đã dự thi đủ các môn thi của năm 2013. Trường hợp thí sinh đăng ký dự thi có điểm bảo lưu của cả 4 môn đăng ký thì không phải dự thi.
Đối với các thi sinh đã hoàn thành chương trình GDTX cấp THPT từ năm 2006 trở về trước, chỉ dùng điểm thi của 4 môn thi để tính điểm xét tốt nghỉêp THPT.
II.   CÔNG TÁC CHUẨN BỊ TỔ CHỨC KỲ THI TỐT NGHIỆP CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO «* •
–    Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện và hoàn thành chương trình theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn, chê độ kiểm tra, đánh giá xếp loại học sinh của các trường trung học phổ thông, phổ thông dân tộc nội trú và các trung tâm giáo dục thường xuyên. Đồng thời quản lý kết quả học tập (bảng điểm của từng học sinh) của học sinh từng trường.
          – Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo các đơn vị tổ chức phụ đạo, ôn tập thi tốt nghiệp THPT từ đầu tháng 4/2014 nhàm chuấn bị tâm thế cho học sinh bước vào kỳ thi một cách tốt nhất.
–   Chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác tuyên truyền để nhận được sự đồng thuận, ủng hộ của toàn xã hội; làm cho cán bộ, giáo viên và học sinh có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về kỳ thi, thực hiện nghiêm túc Quy chế thi; tổ chức họp cha mẹ học sinh lớp 12 để quán triệt các yêu cầu tổ chức thi, xây dựng phương án cử người quản lý việc đi lại, ăn, ở của học sinh trong thời gian thi.
–   Triển khai các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hương dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp đến các đơn vị nhanh chóng, kịp thời, nghiêm túc.
–   Ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác thi: Hướng dẫn việc tổ chức thi tốt nghiệp, hướng dẫn việc chuẩn bị hồ sơ, hướng dẫn công tác thanh tra, kiếm tra thi, hướng dẫn triển khai kinh phí thi tốt nghiệp.
–   Tổ chức tập huấn nghiệp vụ thi tốt nghiệp THPT năm 2014 (vào ngày 25/4/2014) đối với lãnh đạo và cán bộ phụ trách công tác thi của các đơn vị thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo. Triển khai công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát kỳ thi nghiêm túc, theo đúng yêu cầu chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
–   Chỉ đạo các đơn vị tổ chức thông báo kịp thời trong nhà trường và tại địa phương về kỳ thi tốt nghiệp, đảm bảo quyền được dự thi của tất cả các đối tượng theo quy định; sắp xếp, bố trí thời gian để tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia công tác thi và thí sình đăng ký dự thi nghiên cứu, học tập quán triệt Quy chế thi và các văn bản hướng dẫn thi một cách chu đáo, nghiêm túc.
–   Trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt phương án, kế hoạch và kinh phí tồ chức kỳ thi; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh.
–   Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức 14 Hội đồng coi thi đặt tại thành phố Kon Tum và các huyện nhằm tạo điều kiện thuận lợi về đi lại, ăn, ở, kinh phí, tâm lý cho thí sinh dự thi. Riêng trường Phổ thông DTNT Kon Plong do số lượng chỉ có 63 thí sinh nên tập trung dự thi tại Hội đồng coi thi trường THCS Thị trấn Đăk Rve, huyện Kon Rẫy. Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường Phổ thông DTNT bố trí chỗ ăn, ở cho thí sinh là người dân tộc thiểu số trong thời gian thi.
–   Sở Giáo dục và Đào tạo phân công các đơn vị tổ chức kiểm tra chéo hồ sơ đăng ký dự thi của thí sinh; thành lập các đoàn kiểm tra hồ sơ đăng ký dự thi của thí sinh, việc xếp diện ưu tiên, cộng điểm khuyến khích, điểm bảo lưu của thí sinh dự thi của các đơn vị.
–   Chuẩn bị chu đáo về nhân sự, cơ sở vật chất cho Hội đồng in sao đề thi, đảm bảo cho việc in sao đề thi được tiến hành an toàn, bí mật; chọn những địa điểm có cơ sở vật chất tốt nhất để đặt các Hội đồng coi thi, chấm thi; quyết định thành lập các Hội đồng in sao đề thi, Hội đồng coi thi, Hội đồng chấm thi đúngtheo quy định của Quy chế thi.
– Sở Giáo dục và Đào tạo làm việc với Công an tỉnh đê phối hợp bảo vệ, với Công ty Điện lực Kon Tum để ưu tiên cấp điện và Sở Y tế để cử cán bộ y tế phục vụ kỳ thỉ.
Đánh giá chung, đến thời điểm này các công việc chuẩn bị cho việc tổ chức các kỳ thi đã được tiến hành chu đáo, theo đúng kế hoạch.
III.  CÁC SỐ LIỆU VỀ KỲ THI
1.                Số lưọng thí sinh đăng ký dự thi
1.1.    Giáo dục trung học phổ thông: 3.545 thí sinh, trong đó:
– Nữ: 2.118 thí sinh (tỷ lệ 59,75%).
– Dân tộc thiểu số: 991 thí sinh (tỷ lệ 27,9%), nữ DTTS: 685 (tỷ lệ 19,32%).
– Số thí sinh được hưởng chế độ ưu tiên: 3505 (tỷ lệ 98,8%)
– Số thí sinh được hưởng chế độ cộng điểm khuyến khích: 3292 (tỷ lệ 92.92%)
– Thí sinh tự do: 34 thí sinh (tỷ lệ 0,9%).
1.2.    Giáo dục thường xuyên: 484 thí sinh, trong đó:
– Nữ: 205 thí sinh (tỷ lệ 46,47%).
– Dân tộc thiểu số: 381 thí sinh (tỷ lệ 78,76%); nữ DTTS:163 (tỷ lệ 33,67%).
– Thí sinh tự do: 215 thí sinh (tỷ lệ 44,42%).
– Số thí sinh được hưởng chế độ ưu tiên: 475 (tỷ lệ 98,13%)
– Số thí sinh được hưởng chế độ cộng điểm khuyến khích: 281 (tỷ lệ 58,05%).
– Số thí sinh được bảo lưu điểm để xét tốt nghiệp: 62 (tỷ lệ 12,8%)
(Số ỉiệu thí sinh cụ thế của từng Hội đồng coi thi có phụ ỉục đính kèm).
             2. Hội đồng in sao đề thi: Sở Giáo dục và Đào tạo thành lập 01 Hội đồng in sao đề thi đặt tại Trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành.
            3. Hội đồng coi thi
Sở Giáo dục và Đào tạo thành lập 14 Hội đồng coi thi, cụ thể:
3.1.           Hội đồng coi thi trường THPT Kon Turn, thành phần thí sinh dự thi: học sinh của trường THPT Kon Tum.
3.2.           Hội đồng coi thi trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành, thành phần thí sinh dự thi: học sinh của trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành và học viên của Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Kon Tum.
3.3.           Hội đồng C01thi trường THPT Lê Lợi, thành phần thí sinh dự thi: học sinh của trường THPT Lê Lợi.
3.4.           Hội đồng coi thi trường THPT Duy Tân, thành phần thí sinh dự thi: học sinh của trường THPT Duy Tân.
3.5.           Hội đồng coi thi trường THPT Trường Chinh, thành phần thí sinh dựthi: học sinh của trường THPT Trường Chinh.
3.6.           Hội đồng coi thi trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Kon Tum, thành phần thí sinh dự thi: học sinh của trường Phô thông Dân tộc nội trú tỉnh Kon Tum và THPT Phan Bội Châu.
3.7.           Hội đồng coi thỉ trường THPT Ngô Mây, thành phần thí sinh dự thi: học sinh của trường THPT Ngô Mây.
3.8.           Hội đồng coi thi trường THPT Trần Quốc Tuấn (huyện Đăk Hà), thành phần thí sinh dự thi: học sinh của trường THPT Trần Quốc Tuấn, THPT Nguyễn Du, Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Đăk Hà và học viên của Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Đăk Hà.
3.9.           Hội đồng coi thi trường THPT Nguyễn Văn Cừ (huyện Đăk Tô), thành phần thí sinh dự thi: học sinh của trường THPT Nguyễn Văn Cừ, Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Đăk Tô.
3.10.       Hội đồng coi thi trường THPT Nguyễn Trãi (huyện Ngọc Hồi), thành phần thí sinh dự thi: học sinh của trường THPT Nguyễn Trãi, THPT Phan Chu Trinh, Phố thông Dân tộc nội trú huyện Ngọc Hồi và học viên của Trụng tâm Giáo dục thường xuyên huyện Ngọc Hồi.
3.11.       Hội đồng coi thi trường THPT Lương Thế Vĩnh (huyện Đăk Glei), thành phần thí sinh dự thi: học sinh của trường THPT Lương Thế Vinh, Phổthông Dân tộc nội trú huyện Đăk Gỉei và học viên của Trung tâm Giáo dục thườmg xuyên huyện Đăk Gleỉ.
3.12.       Hội đồng coi thi trường THPT Quang Trung (huyện Sa Thầy), thành phàn thí sinh dự thi: học sinh của trường THPT Quang Trung, Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Sa Thầy và học viên của Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Sa Thầy.
3.13.       Hội đồng coi thi trường THCS Đăk Rve (huyện Kon Ray), thành phần thí sinh dự thi: học sinh của trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Kon Rẫy, THPT Chu Văn An, Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Kon Plong và học viên của Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Kon Rẫy.
3.14. Hội đồng coi thi trường PT DTNT huyện Tu Mơ Rông, thành phần thí sinh dự thi: học sinh của trường PT DTNT huyện Tu Mơ Rông (gồm học sinh hệ Giáo dục trung học phố thông và học viên hệ Giáo dục thường xuyên).
Thí sinh tự do thi theo chương trình giáo dục trung học phổ thông đăng ký dự thi tại trường THPT, Phổ thông Dân tộc nội trú trên địa bàn huyện, thành phố nơi cư trú (theo xác nhận về cư trú của UBND cấp xã) hoặc tại trường phổ thông nơi học lớp 12.
Thí sinh tự do thi theo chương trình giáo dục thường xuyên đăng ký dự thi tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên trên địa bàn huyện, thành phố nơi cư trú (theo xác nhận về cư trú của UBND cấp xã) hoặc tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên nơi học lớp 12.(theo xác nhận về cư trú của UBND cấp xã) hoặc tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên nơi học lóp 12.
4.       Hội đồng chấm thi: Sở Giáo dục và Đào tạo thành lập lập 01 Hội đồng chấm thi đặt tại Trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành.
5.       Hôi đồng phúc khảo: Sở Giáo dục và Đào tạo thành lập lập 01 Hội đồng phúc khảo đặt tại Sở Giáo dục và Đào tạo.
6.       Thành phần, nhiệm vụ và quyền hạn của các Hội đồng in sao đề thi, coi thỉ, chấm thi, phúc khảo bài thi: thực hiện đúng theo Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 10/2012/TT-BGDĐT ngày 6/3/2012 và được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 04/2013/TT-BGDĐT ngày 21/2/2013, Thông tư số 06/2013/TT-BGDDT ngày 01/03/2013, Thông tư số 09/2014/TT-BGDĐT ngày 25/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
IV.  KINH PHÍ PHỤC VỤ KỲ THI TỐT NGHIỆP
Kinh phí phục vụ cho việc in sao đề thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo bài thi, chi phụ cấp trách nhiệm cho các thành viên trongBanChỉ đạo thi cấp tỉnh: thựchiện từ nguồn chi sự nghiệp giáo dục vàđàotạo theodựtoán được Ủy ban nhândân tỉnh giao hàng năm; định mức chi thực hiện theo quy định tài chính hiện hành.