Tổng kết, khen thưởng cuộc thi Thiết kế bài giảng điện tử e-Learning

Lượt xem:

Đọc bài viết

1. Mục đích của cuộc thi – Đẩy mạnh phong trào ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học một cách sáng tạo, hiện đại, tăng cường tính tính cực và tự học. – Xây dựng nguồn tài nguyên giáo dục mở phục vụ dạy và học trong và ngoài nhà trường, tự học và học qua mạng. – Định hướng giáo viên tiếp cận ngay vào công nghệ dạy và học hiện đại là e-Learning. Tiến tới xây dựng mô hình trường học điện tử.

BÁO CÁO
TỔNG KẾT CUỘC THI “THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E-LEARNING” CẤP TIỂU HỌC, THCS, THPT,  NĂM 2012
Thực hiện Kế hoạch số 09/KH-SGD&ĐT-CNTT ngày 06/02/2012 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai cuộc thi “Thiết kế bài giảng điện tử e-Learning” cho giáo viên cấp THCS, THPT (lần thứ hai); Kế hoạch số 58/KH-SGD&ĐT-CNTT ngày 20/7/2012 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai cuộc thi “Thiết kế bài giảng điện tử e-Learning” cho giáo viên cấp tiểu học (lần đầu tiên).
1. Mục đích của cuộc thi
– Đẩy mạnh phong trào ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học một cách sáng tạo, hiện đại, tăng cường tính tính cực và tự học.
– Xây dựng nguồn tài nguyên giáo dục mở phục vụ dạy và học trong và ngoài nhà trường, tự học và học qua mạng.
– Định hướng giáo viên tiếp cận ngay vào công nghệ dạy và học hiện đại là e-Learning. Tiến tới xây dựng mô hình trường học điện tử.
– Tuyển chọn, công nhận và tôn vinh giáo viên giỏi, tạo điều kiện để giáo viên thể hiện năng lực, học tập, trao đổi kinh nghiệm về dạy học, ứng dụng công nghệ; khai thác sử dụng sáng tạo, hiệu quả phương tiện, đồ dùng dạy học để đổi mới phương pháp dạy học.
– Hội thi là một trong những căn cứ để đánh giá thực trạng đội ngũ, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục.
2. Nội dung thi :
Đối với cấp THCS, THPT: gồm bài giảng điện tử e-Learning của các môn học: Toán, Vật Lý, Hóa Học, Sinh Học, Tiếng Anh, Tin Học, Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa lý, Giáo dục Công dân, Công nghệ, Âm nhạc và Mỹ thuật thuộc chương trình THCS, THPT và giáo dục thường xuyên (GDTX).
Đối với cấp tiểu học: Bài giảng điện tử e-Learning của tất cả các môn học thuộc cấp tiểu học; phần mềm công cụ hỗ trợ dạy và học các môn thuộc khối tiểu học.
3. Đối tượng tham gia cuộc thi:
Cá nhân hoặc nhóm giáo viên (gọi chung là giáo viên) gồm: Giáo viên dạy tại các trường Tiểu học, THCS, THPT, trung tâm GDTX.
Một nhóm có thể mời chuyên gia tư vấn và các cộng tác viên. Số lượng thành viên của nhóm không hạn chế. Mỗi trường có thể đăng ký nhiều nhóm tham gia.
 Tham dự cuộc thi năm 2012 gồm 441 giáo viên/nhóm GV với 872 bài giảng, trong đó: cấp tiểu học 202 người dự thi với 354 tiết dạy; cấp THCS: 168 giáo viên với 379 bài, cấp THPT 71 giáo viên với 139 bài giảng.
Số lượng dự thi các huyện/TP, đơn vị trực thuộc Sở:
TT
Các đơn vị trực thuộc
Số bài giảng
Số GV tham gia
Huyện, Thành phố
Số bài giảng
Số GV tham gia
1
THCS Lý Tự Trọng
26
11
TP Kon Tum
200
124
2
THPT Chuyên
20
8
Đăk Hà
59
28
3
THPT Nguyễn Trãi
16
6
Đăk Tô
95
40
4
THPT Lê Lợi
10
5
Đăk Glei
53
19
5
THPT Ngô Mây
12
4
Ngọc Hồi
92
35
6
THPT Kon Tum
6
4
Sa Thầy
62
32
7
THPT Trường Chinh
6
2
Kon Rẫy
87
38
8
THPT Trần Quốc Tuấn
8
3
Kon Plông
44
34
9
THPT Nguyễn Văn Cừ
8
6
Tu Mơ Rông
10
THPT Chu Văn An
4
3
11
THPT Phan Chu Trinh
4
2
12
THPT Duy Tân
6
3
13
PT DTNT Tỉnh
8
6
14
THPT Quang Trung
5
2
15
PT DTNT Đăk Hà
20
11
16
PT DTNT Đăk Tô
6
2
17
PT DTNT Tu Mơ Rông
9
7
18
TH THSP Kon Tum
6
6
Tổng
180
91
 
692
350
Nhận xét:
– Cuộc thi được sự hưởng ứng tham gia các trường vùng thuận lợi đến các trường vùng khó khăn: Trường THCS Ngọc Linh- Đăk Glei, THCS Ngọc Tem – Kon Plông.
– Cuộc thi khá sôi động bởi có nhiều nhóm tham gia, nhóm nhiều giáo viên nhất là nhóm Toán Trường THCS THSP Lý Tự Trọng gồm 7 giáo viên; Nhóm giáo viên trường Tiểu học Nguyễn Khuyến gồm 5 giáo viên.
– Giáo viên ở tất cả các bộ môn đều tham gia. Ở khối THCS, THPT 518 bài gồm: Toán 92 bài giảng, Vật lý 83 bài, Tiếng Anh 79 bài, ít nhất các môn Âm nhạc 10 bài, Mỹ thuật 7 bài, GDCD 3 bài. Ở Khối Tiểu học: 354 bài gồm: Toán: 53 bài, Tiếng Việt 105 bài, TNXH: 67 bài, Khoa học 44 bài, Đạo đức: 8 bài, Tin học 15 bài, Địa lý 34 bài, Lịch sử 15 bài, Tiếng Anh: 2 bài, Âm nhạc 6 bài, Mỹ thuật: 5 bài.
Hầu hết các đơn vị đã động viên khuyến khích các giáo viên tham dự cuộc thi, nổi bật: Trường THCS THSP Lý Tự Trọng, Trung học Chuyên Nguyễn Tất Thành, phòng GD&ĐT thành phố Kon Tum. Một số đơn vị đã tổ chức cuộc thi tuyển chọn như Phòng GD&ĐT Đăk Hà.
          4. Công tác tổ chức:
4.1. Triển khai kế hoạch
– Ban tổ chức đã xây dựng kế hoạch tổ chức chi tiết; thông báo bằng văn bản về kế hoạch tổ chức cuộc thi(vào tháng 2/2012 đối với Trung học, vào tháng 7/2012 đối với tiểu học) để có những chuẩn bị kịp thời. Ngoài ra còn có văn bản đôn đốc, nhắc nhở về việc xây dựng bài giảng dự thi, thời gian nộp bài dự thi.
– Để có bài thi có chất lượng đồng thời nâng kiến thức và kỹ năng ứng dụng CNTT của đội ngũ, Lãnh đạo Sở chỉ đạo tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng xây dựng bài giảng e-Learning đối với giáo viên THCS, THPT vào tháng 4/2012, đối với tiểu học vào tháng 8/2012.
– Tiếp nhận, xem xét hồ sơ đăng ký; soạn thảo các văn bản chuyên môn như tiêu chí chấm thi, biểu mẫu chấm thi, thu nhận bài giảng gửi dự thi cấp Bộ GD&ĐT.
4.2. Chọn người thành lập Ban giám khảo:
Ban tổ chức đã chọn các giám khảo có năng lực về chuyên môn, CNTT, phẩm chất đạo đức. Các giám khảo đã làm việc tích cực, theo đúng quy định (chấm bài thi theo 2 vòng độc lập…), theo đúng hướng dẫn, biểu điểm đánh giá. Thực hiện nghiêm túc lịch chấm thi, đánh giá khách quan, chính xác.
5. Đánh giá các bài giảng dự thi:
5.1. Đánh giá chung
– Tác giả bài giảng tham dự cuộc thi có nhận thức đúng về cuộc thi, dành nhiều thời gian nghiên cứu, đầu tư xây dựng bài giảng công phu, chu đáo.
– Hầu hết các bài giảng tham dự cuộc thi đều đúng quy định. riêng một số bài giảng bị lỗi đĩa hoặc lỗi thiếu sót kỹ thuật được Ban tổ chức liên lạc gửi bổ sung.
5.2. Đánh giá chung
    5.2.1. Về công nghệ
– Ưu điểm:
+ Hầu hết các bài giảng được xây dựng trên Power Point kết hợp với Adobe Presenter, một số ít bài giảng xây dựng trên phần mềm Lecture Maker. Tất cả đều tuấn thủ theo theo chuẩn SCORM hoặc AICC theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT. Bài giảng dự thi có file nguồn và đã xuất bản theo các định dạng pdf , html; được lưu trữ theo cấu trúc thư mục rõ ràng, sử dụng bảng mã Unicode.
+ Hầu hết các bài giảng đều sử dụng hình ảnh, video tư liệu đầy đủ, phong phú minh họa thiết thực nội dung bài giảng. Một số bài giảng có  sử dụng hình ảnh mô phỏng có tính tương tác tạo hứng thú cho người học như môn Địa lý có hình ảnh về gió mùa trên thế giới.
+ Đa số các bài giảng có ghi âm lời giảng của giáo viên rõ ràng; hình ảnh, video của giáo viên giảng bài, có logo của nhà trường.
+ Các bài giảng đều trình bày cấu trúc khoa học, hệ thống, thiết kế hệ thống câu hỏi tương tác thông minh, xử lý theo tình huống, có nhiều dạng câu hỏi phong phú: Câu hỏi nhiều chọn lựa, câu hỏi yêu cầu trả lời đúng/sai, câu hỏi yêu cầu điền vào chỗ khuyết, câu hỏi yêu cầu trả lời ngắn với ý kiến của người học, câu hỏi ghép đôi. Tiêu biểu như bài giảng “Cấu trúc lặp của thầy Võ Văn Quang- Trường THPT Chu Văn An.
–  Hạn chế:
+ Nhiều GV chưa để ý đến yêu cầu bắt buộc về xuất bản (publish) nên chỉ xuất bản dạng html, thiếu dạng pdf. Việc lưu trử  file nguồn bài giảng, định dạng pdf, đinh dạng html, file thuyết minh bài giảng chưa theo cấu trúc thư mục khoa học.
+ Nhiều bài giảng chưa đặt tên các slide. Một vài bài giảng có font chữ, hình ảnh kích thước quá nhỏ hoặc bị lệch làm cho người học khó thấy. Kênh chữ, hình ảnh và âm thanh không đồng bộ. Hiệu ứng chưa phù hợp: Một số slide có đường viền hiệu ứng nhấp nháy chói mắt, hiệu ứng chữ xuất hiện từng đoạn mất thời gian người học. Các nút lệnh chồng lên nhau, một số nút lệnh chưa được Việt hóa.
+ Một số bài giảng không có đoạn video ghi hình giáo viên giảng bài, thiếu hình ảnh của giáo viên, thiếu logo của nhà trường. Âm thanh đoạn video và audio không đồng đều gây khó chịu cho người học.
+ Chỉ có ít bài bài giảng sử dụng hình ảnh mô phỏng có tính tương tác.
+ Do điều kiện chưa có phòng thu, sử dụng webcam nên đoạn các đoạn video thu được có hình ảnh chưa đẹp, ánh sáng tối, giọng nói chưa rõ, lúc to lúc nhỏ, âm thanh ảnh hưởng từ bên ngoài có lẫn tạp âm như tiếng trẻ con, tiếng chim…
5.2.2. Về nội dung
– Ưu điểm
+ Hầu hết các bài giảng đảm bảo chính xác, khoa học về nội dung kiến thức,  quan điểm tư tưởng chính trị, đảm bảo dạy theo chuẩn kiến thức kỹ năng trong chương trình giáo dục phổ thông. Một số tiết dạy liên hệ thực tế linh hoạt, tính giáo dục cao.
+ Tuỳ theo đặc trưng của từng bộ môn, giáo viên đã khai thác tốt thế mạnh của bài giảng e-Learning, đặc biệt là khai thác kiến thức có hiệu quả từ các hình ảnh, đoạn video, câu hỏi tương tác tạo được sự hứng thú cho người học.
 + Hầu hết các bài giảng đều có  trích dẫn tài liệu học liệu tham khảo ghi ở trang cuối bài giảng.
 +  Có thuyết minh làm rõ sản phẩm dưới dạng một giáo án (mục đích, yêu cầu, quan điểm, ý đồ của tác giả, nội dung trọng tâm của bài, tài liệu và website tham khảo).
– Một số bài giảng nổi bật như các bài giảng của các cô giáo  Tạ Thị Dương, giáo viên Mỹ thuật- Tiểu học Ngô quyền- TP. Kon Tum, Cô Nguyễn Thị Hồng Diễm- Giáo viên Lịch sử- Trường THCS THSP Lý Tự Trọng, Nhóm cô giáo dạy Sinh học Trường THPT Nguyễn Văn Cừ: Hoàng Thị Thu Tâm, Nguyễn Thị Hoa, Phạm Thị Ngọc Sương.
– Hạn chế:
+ Một số giáo viên chưa nắm vững chuẩn kiến thức, kỹ năng cơ bản của bài, dẫn đến dạy còn dàn trải, không đúng trọng tâm nội dung bài. Một số bài giảng sau mỗi phần lý thuyết chưa có bài tập củng cố; một số nội dung cần tạo thêm bài tập tương tác, có câu hỏi cho đối tượng học sinh giỏi. Một số bài giảng có phần kiểm tra bài cũ thiếu phần đưa ra đáp án, liên hệ thực tế chưa có tác dụng.
+ Cá biệt có tiết dạy chưa đảm bảo tính hệ thống, logic; chưa dẫn dắt người học tiếp cận và giải quyết vấn đề một cách hợp lý, trọng tâm, khắc sâu kiến thức.
+ Một số trường hợp vì lý do kỹ thuật dẫn đến sai kiến thức. Chẳng hạn, với một câu hỏi trắc nghiệm, người học chọn bất kỳ đáp án nào thì bài giảng báo kết quả đúng; bài tập điền vào ô trống (câu hỏi điền khuyết) với đáp án trong ô dài nên dẫn đến người học khó trả lời chính xác.
+ Nhiều bài giảng thiếu trang đầu tiên (trang thông tin về cuộc thi, bài giảng, tác giả), trang cuối (nêu nguồn gốc tư liệu, tài liệu tham khảo) hoặc có nhưng còn thiếu thông tin.
 5.2.3. Tính sư phạm và phương pháp truyền đạt:
   – Ưu điểm
+ Nhiều bài giảng sử dụng phương pháp dạy học (PPDH) phù hợp đặc trưng bộ môn, kết hợp tốt các PPDH. Lời giảng, văn bản thuyết minh kết hợp với tư liệu dạy học rõ ràng, dễ hiểu, đúng, đủ. Phân phối thời gian hợp lý giữa các nội dung, làm rõ được trọng tâm của bài giảng.
+ Các giáo viên đã tạo tình huống học tập tích cực chủ động phù hợp với nội dung của bài. Tính tương tác giữa người và máy được sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả. Như các bài giảng “Phương trình đường thẳng” của cô giáo Võ Thị Ngọc Ánh – Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, bài “Châu Đại dương và Châu Nam cực” của cô giáo Nguyễn Thị Hồng Sâm – Trường Tiểu học Ngô Quyền TP. Kon Tum.
+ Nhiều bài giảng đã có nhiều dạng bài tập, sử dụng các kiểu câu hỏi trắc nghiệm (chọn từ điền vào chỗ trống, ghép đôi…) tạo người học hứng thú hơn.
+ Hầu hết GV đã làm chủ được phương tiện CNTT, khai thác nội dung, thông tin ở mức độ hợp lý, cần thiết của bài học, mô tả đầy đủ, rõ ràng nội dung kiến thức cần truyền thụ; hình ảnh, phim tư liệu hấp dẫn, nổi bật kiến thức giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ.
 
 
–  Hạn chế:
+ Dạy học e-Learning không phải là cách dạy học trên lớp: Dạy học e-Learning theo cuộc thi là cách dạy học thông qua máy tính, không phải là quay video tiết dạy trên lớp, điều này tác giả chưa hiểu rõ về bài giảng e-Learning.
+ Một số bài giảng sử dụng câu hỏi tương tác chưa hiệu quả, cụ thể, chưa sử dụng được câu hỏi tương tác để dẫn dắt học sinh đến kiến thức, hoặc sau khi thuyết trình, cũng chưa có câu hỏi tương tác để kiểm tra, khắc sâu kiến thức.
+ Nhiều GV chưa tạo được tình huống học tập tích cực, chẳng hạn, bài giảng chủ yếu là thuyết trình; nhiều đoạn ghi âm (audio) giáo viên giảng bài quá nhanh (như đọc), một vài tình huống tương tác còn mang tính hình thức.
 + Nhiều bài giảng sau khi xem slide đầu tiên, giáo viên cho người học nghe một bản nhạc hơn 5 phút với nội dung không liên quan đến bài dạy (nên thay thế lại đoạn nhạc khoảng 10 giây).
+ Vẫn còn giáo viên tỏ ra lúng túng trước máy ghi hình, ghi âm nên thái độ, lời giảng chưa được tự nhiên.
6. Kết quả Cuộc thi:
Trên cơ sở các tiêu chí xếp giải của Bộ GD&ĐT:
     – Giải nhì: Giáo viên đạt tối thiểu 3 bài giảng e-Learning chất lượng tốt trở lên;
     – Giải ba:Giáo viên đạt tối thiểu 2 bài giảng e-Learning chất lượng tốt trở lên;
Sở GD&ĐT đã vận dụng và thống nhất tiêu chí xét giải như sau:
1) Công nhận giáo viên giỏi thiết kế bài giảng e-Learning:
       Tiêu chí:
 – GV trung học: Có ít nhất 1 bài giảng đạt loại tốt hoặc 3 bài giảng đạt loại khá.
 – GV tiểu học: Có ít nhất 1 bài giảng đạt loại tốt hoặc 2 bài giảng đạt loại khá.
   Kết quả: Có 148 giáo viên trung học được công nhận danh hiệu “Giáo viên giỏi thiết kế bài giảng e-Learning”
2) Xếp giải (khen thưởng):
     Tiêu chí:
     – Giải nhất đạt ít nhất 2 bài giảng xuất sắc và 1 bài giảng tốt trở lên hoặc 1 bài giảng xuất sắc và 3 bài giảng tốt.
     – Giải nhì: đạt ít nhất 3 bài giảng tốt;
     – Giải ba: đạt ít nhất  2 bài giảng tốt ;
     – Giải khuyến khích: Đối với THCS, THPT đạt ít nhất 1 bài giảng tốt hoặc 3 bài giảng khá; Đối với Tiểu học đạt ít nhất 1 bài giảng tốt hoặc 2 bài giảng khá.
          Kết quả: Có 148 giáo viên đạt tiêu chuẩn giáo viên giỏi (tỉ lệ 33,6% trong tổng số giáo viên dự thi).
Số giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi thiết kế bài giảng điện tử e-Learning ở các đơn vị như sau :
TT
Các đơn vị trực thuộc
Số bài giảng
Số GV tham gia
Huyện, Thành phố
Số bài giảng
Số GV tham gia
1
THCS Lý Tự Trọng
11
10
TP Kon Tum
124
43
2
THPT Chuyên
8
8
Đăk Hà
28
17
3
THPT Nguyễn Trãi
6
4
Đăk Tô
40
16
4
THPT Lê Lợi
5
3
Đăk Glei
19
10
5
THPT Ngô Mây
4
3
Ngọc Hồi
35
8
6
THPT Kon Tum
4
3
Sa Thầy
32
5
7
THPT Trường Chinh
2
1
Kon Rẫy
38
3
8
THPT Trần Quốc Tuấn
3
1
Kon Plông
34
4
9
THPT Nguyễn Văn Cừ
6
2
Tu Mơ Rông
10
THPT Chu Văn An
3
1
11
THPT Phan Chu Trinh
2
1
12
THPT Duy Tân
3
1
13
PT DTNT Tỉnh
6
2
14
THPT Quang Trung
2
15
PT DTNT Đăk Hà
11
16
PT DTNT Đăk Tô
2
17
PT DTNT Tu Mơ Rông
7
18
THPT Lương Thế Vinh
19
THPT Nguyễn Du
20
THPT Phan Bội Châu
21
PT DTNT Ngọc Hồi
22
PT DTNT Đăk Glei
23
PT DTNT Kon Rẫy
24
PT DTNT Kon Plông
25
PT DTNT Sa Thầy
26
TH THSP Kon Tum
6
3
Tổng
91
43
 
350
106
Từ kết quả trên, cho thấy các trường THCS THSP Lý Tự Trọng, Trường Trung học Chuyên Nguyễn Tất Thành, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Kon Tum đã có những quan tâm đầu tư, chỉ đạo về chuyên môn cho đội ngũ giáo viên nên đạt kết quả cao trong cuộc thi. Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tu Mơ Rông và các trường chưa có giáo viên tham gia dự thi cần lưu ý duy trì đội ngũ giáo viên dạy giỏi để làm nòng cốt chuyên môn xây dựng và thúc đẩy phong trào dạy học.
 
7. Gửi bài dự thi cấp Bộ GD&ĐT
 Qua chấm thi cấp tỉnh, Ban tổ chức tổng hợp các ưu điểm, hạn chế của các bài giảng từ những nhận xét của Ban giám khảo, thông báo về các phòng GD&ĐT, đơn vị trực thuộc để tác giả bài giảng rút kinh nghiệm và có những điều chỉnh hợp lý gửi dụ thi cấp Bộ (đối với các các bài giảng xếp loại từ trung bình trở lên). Số bài giảng gửi dự thi cấp Bộ: Cấp tiểu học : 272 bài giảng, cấp THCS: 328 bài giảng, cấp THPT: 113 bài giảng.
8. Những vấn đề trọng tâm trong thời gian đến
– Tiếp tục xây dựng bài giảng e-Learning, sử dụng vào dạy học trên lớp góp phần giảm nhẹ công sức của giáo viên, mặt khác thay đổi không khí lớp học góp phần đổi mới phương pháp dạy học. Cung cấp cho học sinh những bài dạy mà giáo viên đã thực hiện, tạo nên phong trào cho học sinh về tự học, tự khám phá.
– Trang bị các thiết bị tốt hơn góp phần tạo nên tạo nên bài giảng có chất lượng.
– Cùng trao đổi với các giáo viên về kỹ năng sử dụng phần mềm để xử lý tốt hơn tình huống sư phạm.
E-Learning là ứng dụng CNTT vào dạy học ở bậc cao, xu thế dạy học ngày càng được ứng dụng rộng rãi và phát triển mạnh mẽ. Do vậy có cơ hội tiếp cận và thể hiện mình là một sự may mắn đồng thời là nhiệm vụ phía trước của mỗi một giáo viên.

Sở GD&ĐT