Kết quả kiểm tra công nhận phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi

Lượt xem:

Đọc bài viết

Từ ngày 8- 10/2015, đoàn kiểm tra công nhận phổ cập GDMN trẻ năm tuổi do đồng chí Nguyễn Bá Minh- Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non làm Trưởng đoàn tổ chức kiểm tra công tác phổ cập GDMN trẻ năm tuổi tỉnh Kon Tum.

Trong 03 ngày làm việc tại tỉnh, Đoàn đã kiểm tra việc thực hiện phổ cập GDMN trẻ năm tuổi thông qua báo cáo của Ban chỉ đạo phổ cập; kiểm tra hồ sơ và các tài liệu liên quan; đồng thời Đoàn kiểm tra thực tế kết quả thực hiện phổ cập GDMN trẻ năm tuổi tại huyện Kon Plong, Ngọc Hồi, Đăk Tô, Đăk Hà và TP. Kon Tum.

Tại buổi tổng kết công tác kiểm tra kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi (PCGDMNTNT) đối với tỉnh Kon Tum, Ông Nguyễn Bá Minh- Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non đã đánh giá cao và ghi nhận những nỗ lực của tỉnh Kon Tum về kết quả PCGDMNTNT, đó là:

1.Các cấp ủy Đảng, chính quyền đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể, sâu sát công tác PCGDMNTNT trong sự nghiệp giáo dục của đơn vị, huy động sự tham gia của toàn bộ hệ thống chính trị vào việc thực hiện PCGDMNTNT.

Đoàn đánh giá cao Sở Giáo dục và Đào tạo – cơ quan thường trực Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục tỉnh đã chủ động phối hợp các sở, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh, tham mưu tốt cho các cấp lãnh đạo tỉnh trong việc chỉ đạo thực hiện PCGDMNTNT.

  1. Tỉnh đã huy động được nguồn lực của tỉnh, của Trung ương, lồng ghép các chương trình, dự án, để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trường lớp đáp ứng nhu cầu của nhân dân đưa trẻ đến trường lớp.
  2. Có giải pháp đặc thù, phù hợp với địa phương để duy trì và tăng tỷ lệ huy động trẻ đến trường; tiêu chuẩn về trẻ em đạt ở mức cao, chế độ chính sách đối với trẻ em được thực hiện đầy đủ, kịp thời; trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn; trẻ dân tộc thiểu số được quan tâm chuẩn bị tiếng Việt, có khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt tốt.
  3. Làm tốt công tác tuyên truyền, xã hội hóa giáo dục. Trong 4 năm đã huy động được 76,500 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa, chiếm gần 6% so với tổng chi cho GDMN của cả giai đoạn; quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ đối với vùng khó khăn của tỉnh.
  4. Về hồ sơ phổ cập: Ban chỉ đạo các cấp đã xây dựng hệ thống hồ sơ PCGDMNTNT đúng quy định, sắp xếp khoa học; các tiêu chuẩn phổ cập có minh chứng đầy đủ.

Để tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng PCGDMNTNT, đoàn đề nghị tỉnh Kon Tum thực hiện một số việc như sau:

  1. Tiếp tục rà soát, quy hoạch mạng lưới trường lớp nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu đến trường của trẻ, đặc biệt đối với độ tuổi trẻ nhà trẻ; đầu tư xây dựng trường lớp phù hợp với điều kiện của địa phương, xóa phòng học tạm, học nhờ của các lớp dưới 5 tuổi; ưu tiên cải tạo các khu vệ sinh, phòng học bán kiên cố theo hướng chuẩn hóa. Tăng cường đầu tư thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cho các nhóm, lớp dưới 5 tuổi, tăng tỷ lệ phòng học kiên cố. Quy hoạch các điểm trường đảm bảo phù hợp với điều kiện của địa phương nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.
  2. Tiếp tục bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên. Có kế hoạch đào tạo đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu, từng bước thực hiện lộ trình tuyển dụng giáo viên đảm bảo định mức số lượng người làm việc theo quy định tại Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/3/2015 của liên Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở GDMN công lập.
  3. Rà soát và có kế hoạch tuyển dụng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng; đảm bảo chế độ, chính sách với các đối tượng hợp đồng lao động tại một số cơ sở GDMN công lập theo quy định tại Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 11/3/2013 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo – Bộ Nội Vụ – Bộ Tài chính.

Căn cứ quy định tại Thông tư số 32/2010/TT-BGDĐT ngày 02/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư số 36/2013/TT-BGDĐT ngày 06/11/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đoàn kiểm tra đánh giá tỉnh Kon Tum về cơ bản đã đạt các điều kiện, tiêu chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi. Tuy nhiên, về chế độ chính sách đối với giáo viên hợp đồng lao động tại một số cơ sở GDMN công lập, tỉnh Kon Tum cần thực hiện đầy đủ chế độ chính sách theo quy định.

Sau khi đã có giải pháp và kế hoạch giải quyết chế độ, chính sách đối với đối tượng giáo viên nêu trên, đề nghị Ban chỉ đạo Phổ cập giáo dục tỉnh Kon Tum báo cáo (kèm theo minh chứng) về Ban chỉ đạo Phổ cập giáo dục – xóa mù chữ Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Vụ Giáo dục Mầm non) để trình Lãnh đạo Bộ xem xét, ra quyết định, công nhận tỉnh Kon Tum đạt chuẩn PCGDMNTNT.

Đồng chí Lại Xuân Lâm-Phó Chủ tịch UBND tỉnh- Trưởng ban chỉ đạo phổ cập giáo dục – chống mù chữ tỉnh phát biểu cảm ơn và ghi nhận những đề nghị của Đoàn. Tỉnh Kon Tum quyết tâm cùng vào cuộc để có những giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đã nêu trên. Hy vọng tỉnh sẽ sớm được Bộ GD&ĐT có quyết định công nhận tỉnh Kon Tum đạt chuẩn PCGDMNTNT.20151210_163213