Tổ chức Ngày Sách Việt Nam lần thứ 3

Lượt xem:

Đọc bài viết

Thực hiện Công văn số 1246/BGDĐT-GDTX ngày 28 tháng 3 năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức Ngày Sách Việt Nam lần thứ 3.
Đe việc tổ chức Ngày Sách Việt Nam trở thành sự kiện thông tin truyền thông có ý nghĩa đặc biệt, phủi huy được giá trị, ý nghĩa tích cực của Ngày Sách Việt Nam trong đởi sống cộng đổng; dỏng thời, phát huy hiệu quả của hệ thống thư viện trường học, thúc đây phong trào đọc, hình thành thói quen đọc, góp phần phát triẻn văn hóa dọc trong nhả trường và cộng đông, Sở Giáo dục và Đào tạo yêu câu cảc dơn vị tô chức Ngày Sách Việt Nam với nội dung cụ thể sau:
1. Mục đích, yêu cầu
– Thông qua việc tổ chức Ngày Sách Việt Nam nhằm xâv dựng và phát triển phong trào đọc sách, một nét đẹp trong đời sống xã hội.
– Khắng định giá trị, vai trò, vị trí, tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội; tôn vinh những người tham gia sưu lầm, sánti tác, xuất bản, in, phát hành, lưu giữ, quảng bá sách; đồng thòi nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng và các tố chức xa hội đôi với việc xâv dựng vả phát triển văn hóa đọc, góp phần xây dựng xã hội học tập.
– Ngày Sách Việt Nam lần thứ 3 được tổ chức với các hoạt động phong phú, đa dạng, đảm bảo thiết thực, hiệu quả nhằm phát huy sức mạnh và sụ hưởng ứng tích cực của toàn thế cán bộ, nhà giảo, học sinh, sinh viên và cộng dồng dân cư.
2. Thời gian tổ chức
Các hoạt động của Ngày Sách Việt Nam được tổ chức từ ngày 18 tháng 4 đến ngày 23 tháng 4 năm 2016.
3. Nội dung hoạt động hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam lần thứ 3 trong các trường học
-Tổ chức “Ngày hội đọc sách” theo từng chủ đề tại các trường học.
– Huy động phụ huynh quyên góp sách xây dựng tủ sách phụ huynh đặt tại lớp học, với phương châm “Góp một quyển sách đế con mình được đọc nhiều quyển sách”. 
– Phát động phong trào đọc sách tại trường, tại gia đình và những không gian thích hợp; tổ chức các câu lạc bộ đọc sách với các hoạt động đa dạng, thiết thực.
– Các trường tích cực xây dựng các mô hỉnh thư viện mở (thư viện xanh, thư viện lưu động, góc thư viện tại lớp học…) để giúp học sinh có thời gian, không gian đọc sách thuận tiện.
“ Đối mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo, ham thích tìm tòi tư liệu phục vụ học tập của học sinh; tập trung dạy cách học và rèn luyện năng lực tự học, tự cập nhật kiến thức, tạo nền tảng cho học tập suốt đời.
– Các trường trên địa bàn vùng thuận lợi phát động phong trào, tổ chức quyên góp sách giúp xây dựng tủ sách ở các trường học vùng sâu, vùng xa.
– Tổ chức các sự kiện nhằm xây dựng thói quen đọc cho học sinh, sinh viên (tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về sách; thi kế chuyện, đóng kịch theo sách, thi hùng biện giới thiệu sách hay; mời các nhà văn hóa, nhà văn, nhà thơ, các doanh nhân yêu sách đê giới thiệu về sách, nói chuyện về sách; tổ chức tuyên truyền giới thiệu, hướng dẫn đọc trên các phương tiện truyền thông đại chúng,…).
– Mở các lớp giáo dục kỹ năng, phương pháp đọc, phương pháp thu thập và xử lý thông tin cho học sinh, sinh viên; phổ biến kinh nghiệm đọc cho người dân tại trung tâm học tập cộng đồng.
– Ngoài các nội dung nêu trên, các đơn vị cần thực hiện nghiêm túc Công văn số 53/SGDĐT-GDTX ngày 15 tháng 01 năm 2016 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc đổi mới thư viện và phát triến văn hóa đọc trong trường phổ thông, mầm non.
4. Trách nhiệm thực hiện
– Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp với phòng Văn hóa Thông tin tổ chức tuyên truyền và chỉ đạo các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam lần thứ 3.
– Các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết và tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam lần thứ 3 của đơn vị.
Nội dung chi tiết xin xem thêm file đính kèm.